
-
Minh bạch, hiện đại, cá nhân hóa: FWD tái định nghĩa trải nghiệm bảo hiểm
-
Nhu cầu vay vốn tăng dần, tín dụng kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn nửa cuối năm 2025
-
Xu hướng của USD bị chi phối trong nửa cuối năm 2025
-
Khó có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ; Cầu trú ẩn vào vàng giảm
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh -
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành
![]() |
Ông Đoàn Văn Thắng, Phó tổng giám đốc VAMC |
Theo số liệu mới nhất được NHNN công bố, nợ xấu đang giảm đáng kể. Cụ thể, đến cuối tháng 6/2016, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 2,58%, giảm so với mức 2,78% vào tháng 5/2016. Theo số liệu do các TCTD và VAMC báo cáo, tổng các khoản nợ xấu được xử lý trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 59,71 nghìn tỷ đồng (giảm 14,55% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, bán nợ cho VAMC (8,88 nghìn tỷ đồng), khách hàng trả nợ (30,98 nghìn tỷ đồng), sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu (7,24 nghìn tỷ đồng).
Ông Đoàn Văn Thắng cho hay, lũy kế từ khi thành lập đến nay, VAMC đã mua được 251.000 tỷ đồng nợ xấu. Riêng 6 tháng đầu năm 2016, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 2,58%, giảm so với mức 2,78% vào cuối tháng 5/2016. Hiện VAMC vẫn đang nỗ lực giải quyết nợ xấu và lũy kế đến nay thu hồi được khoảng 34 nghìn tỷ đồng, tương ứng khoảng 15% khối lượng nợ mua vào. Tốc độ thu hồi nợ luôn tăng qua từng năm. Nếu như năm 2014, VAMC chỉ thu được 5 nghìn tỷ đồng, thì đến năm 2015 đã thu được 12 nghìn tỷ đồng và cập nhật đến thời điểm này của năm 2016 thì đã thu được 11 nghìn tỷ đồng. Theo kế hoạch của VAMC năm 2015 và 2016, VAMC sẽ xử lý được 30 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
“Trên thực tiễn, tốc độ thu hồi nợ thường tăng mạnh những tháng cuối năm. Do đó, khả năng 2015-2016 VAMC sẽ thu hồi được 30 nghìn tỷ đồng nợ xấu”, ông Thắng nói.
Khẳng định việc thu hồi nợ là khả quan so với kế hoạch đặt ra ban đầu song lãnh đạo của VAMC cũng thừa nhận việc mua bán nợ xấu hiện còn khó khăn và vướng nhất là từ hành lang pháp lý cho thị trường mua bán nợ. Bởi vì ví dụ như việc bán nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước thì theo các quy định hiện hành, VAMC chỉ được phép bán nợ xấu cho các đơn vị có chức năng mua bán nợ xấu. Điều này hạn chế khá nhiều, hoạt động bán nợ xấu ra thị trường của VAMC.
Hiện tại, thị trường mua nợ nợ xấu của Việt Nam chỉ có rất ít đơn vị tham gia, bao gồm VAMC, DATC và 28 AMC của các TCTD – vốn có nguồn lực rất mỏng. Nói cách khác, lực lượng mua nợ trên thị trường chủ yếu là VAMC và DATC. Do đó, ông Thắng kỳ vọng, việc Chính phủ vừa ban hành Nghị định 69 sẽ giúp hoạt động mua bán nợ thời gian tới sôi động hơn, nhờ nhiều doanh nghiệp có chức năng mua bán nợ xuất hiện. “Còn với tình hình thị trường như hiện nay, chúng tôi mua nợ nhưng bán rất khó”, ông Thắng thừa nhận.
Được biết, năm nay, VAMC xây dựng kế hoạch mua nợ theo giá thị trường 2.000 tỷ đồng và hiện đang lên kế hoạch làm việc với từng TCTD đăng ký bán nợ cho VAMC theo giá thị trường.

-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh -
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành -
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD -
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học -
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ -
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 -
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB