Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) đang xúc tiến thành lập Câu lạc bộ AMC”. Hiện Câu lạc bộ đã nhận được sự thống nhất thành lập của 20 thành viên tham gia (VAMC và 19 công ty AMC).
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh phá sản. Những khoản nợ ngân hàng, lương công nhân… bủa vây doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp có những khoản nợ khó đòi, nếu đòi được sẽ có đủ khả năng chỉ trả nợ, đặc biệt là tiền lương và bảo hiểm cho người lao động. Cũng từ đây, các doanh nghiệp cho rằng, Việt Nam đang thiếu thị trường mua bán nợ cho doanh nghiệp phá sản.
Kết thúc 3 quý hoạt động đầu năm nay, các ngân hàng đã xử lý hàng ngàn tỷ đồng nợ xấu, hạn chế tốc độ dự phòng cao, song nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) vẫn tăng, khiến lợi nhuận của nhiều nhà băng bị ảnh hưởng.
Trả lời Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu không muốn khối nợ xấu quốc gia hiện nay tiếp tục ứ đọng và không lối thoát, thì việc dùng ngân sách để giải quyết bài toàn nợ xấu là cách duy nhất. Tuy nhiên, xử lý nợ xấu bằng ngân sách phải trên nguyên tắc công bằng, minh bạch thì mới được Quốc hội thông qua, dư luận đồng tình.
Ông Đoàn Văn Thắng, Phó Tổng giám đốc Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) kỳ vọng, tới đây sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp có chức năng mua bán nợ, giúp thị trường sôi động hơn. Riêng trong năm nay, VAMC xây dựng kế hoạch mua 2.000 tỷ đồng nợ theo giá thị trường.
Trong bối cảnh hơn 10 tỷ USD nợ xấu vẫn nằm im trong kho, chưa được xử lý và đang rất cần có thêm nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia mua bán để khơi thông dòng vốn, thì việc ban hành những điều kiện không cần thiết chắc chắn sẽ làm chậm thêm quá trình xử lý nợ đang rất nan giải này.
Nợ xấu có dấu hiệu tăng trở lại trong khi số nợ xấu trong kho của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) vẫn nằm im và việc hình thành thị trường mua bán nợ vẫn bế tắc.