-
Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
NCB hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh doanh năm 2024 -
SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức -
Eximbank dành nhiều ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp nhập khẩu -
HDBank phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu xanh cho phát triển bền vững -
Tiền ảo bật tăng mạnh ngay từ đầu năm, bitcoin sẽ thay thế vàng trong thập kỷ tới?
Vay ngân hàng này trả ngân hàng khác: Khách hàng sẽ phải chịu phí khủng?
Theo nhận định của các chuyên gia, khó có việc khách hàng ào ạt chạy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác do khoản lãi phạt đắt đỏ và thủ tục không hề đơn giản.
Ngay sau khi Thông tư 06/2023/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2023 cho phép, một số ngân hàng lớn đã triển khai chính sách cho khách hàng cá nhân vay để trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác với lãi suất ưu đãi từ 6%-8% (tùy thời gian ưu đãi) và chuyển khoản vay với thời hạn còn lại ban đầu cùng với tài sản đảm bảo về ngân hàng mình.
Điều này làm dấy lên một số lo ngại về áp lực cạnh tranh về lãi suất cho vay trong thời gian tới sẽ gia tăng và biên thu nhập lãi thuần (NIM) của các ngân hàng sẽ bị giảm xuống. Tuy nhiên, theo dự báo của các chuyên gia phân tích ACBS, chính sách mới sẽ không có tác động quá đáng kể lên NIM của các ngân hàng vì một số nguyên nhân.
Thứ nhất, phần lớn các khoản cấp tín dụng có giá trị lớn cho khách hàng cá nhân đều yêu cầu tài sản đảm bảo, do đó, khách hàng vẫn cần phải tất toán trước hạn khoản vay cũ để có thể rút tài sản đảm bảo tại ngân hàng cũ và sử dụng làm tài sản đảm bảo để đi vay tại ngân hàng mới.
Thứ hai, thông thường các ngân hàng sẽ áp dụng phí phạt từ 1%-3% đối với các khách hàng tất toán khoản vay trước hạn trong 1-5 năm đầu. Điều này sẽ làm tăng chi phí chuyển đổi đối với các khách hàng muốn vay ở ngân hàng mới để trả nợ trước hạn tại ngân hàng cũ. Bên cạnh đó, khoản vay mới thông thường sẽ phải kèm theo hợp đồng bảo hiểm mới và góp phần làm tăng thêm chi phí đối với khách hàng.
Thứ ba, khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng là rất khác nhau. Yêu cầu chứng minh thu nhập, năng lực tài chính, định giá tài sản đảm bảo và hạn mức tín dụng trên giá trị tài sản đảm bảo (LTV) là khác nhau giữa các ngân hàng và do đó, khách hàng vẫn cần phải thỏa mãn các yêu cầu trên khi vay vốn tại ngân hàng mới.
Trên thực tế, việc cạnh tranh về lãi suất cho vay giữa các ngân hàng từ trước đến nay luôn luôn diễn ra. Tuy nhiên, đối với khách hàng, quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài lãi suất như khả năng được chấp nhận hồ sơ pháp lý của tài sản đảm bảo, định giá tài sản đảm bảo cũng như hạn mức tín dụng được cấp của mỗi ngân hàng.
Trước đó, lãnh đạo một ngân hàng TMCP tư nhân cũng khẳng định với báo Đầu tư sẽ không có sự "tháo chạy" vốn vay từ ngân hàng này sang ngân hàng khác bởi nếu tính cả phí trả nợ trước hạn thì phần chênh lệch lãi suất là không lớn. Chưa kể, khách hàng sẽ phải tiến hành lại toàn bộ thủ tục vay vốn ở ngân hàng mới, đôi khi khắt khe hơn ngân hàng cũ và có thể không đáp ứng được tiêu chuẩn vay của ngân hàng đó, bởi khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng là khác nhau.
Mới đây, BIDV cho biết, thực hiện theo Thông tư 06/2023/TT-NHNN của Ngân hảng Nhà nước có hiệu lực từ 01/9/2023, BIDV chính thức triển khai chính sách cho khách hàng cá nhân vay vốn tại BIDV để trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác với lãi suất chỉ từ 6%/năm. Theo đó, khách hàng đang vay vốn sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ nhu cầu đời sống có tài sản đảm bảo tại các ngân hàng khác có nhu cầu trả nợ trước hạn và tiếp tục thanh toán các chi phí còn lại theo phương án vay có thể đến các chi nhánh BIDV trên toàn quốc để vay vốn. Đối với khoản vay ngắn hạn, lãi suất vay chỉ từ 6%/năm.
Đối với khoản vay trung dài hạn, lãi suất vay chỉ từ 6,8%/năm. Mức cho vay lên tới 100% dư nợ gốc còn lại và phù hợp chi phí thanh toán tiếp theo phương án vay tại ngân hàng khác. Thời gian ân hạn gốc lên đến 24 tháng và không vượt quá thời gian ân hạn trả nợ gốc còn lại của khoản vay. Thời hạn cho vay đến 30 năm và không vượt quá thời hạn còn lại của khoản vay tại tổ chức tín dụng khác.
Trước đó, Vietcombank cũng triển khai chính sách cho khách hàng cá nhân vay vốn để trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác với lãi suất cho vay chỉ từ 6,9%/năm. Khách hàng có thể được vay vốn với thời gian vay lên đến 30 năm (nhưng không vượt quá thời hạn vay còn lại của khoản vay tại ngân hàng đang vay) với số tiền cho vay tối đa 100% số tiền dư nợ gốc của khoản vay tại ngân hàng đang vay. Khách hàng được ân hạn trả nợ gốc tối đa lên đến 24 tháng và phù hợp với quy định của Vietcombank. Khách hàng được sử dụng đa dạng các loại tài sản để đảm bảo cho khoản vay như: bất động sản, tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ/thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá… của khách hàng hoặc người có quan hệ huyết thống (bố/mẹ/con đẻ) hoặc người có quan hệ vợ/chồng với khách hàng; hoặc tài sản của chính khách hàng tại tổ chức tín dụng đang vay.
Tuy vậy, theo trải nghiệm của nhiều khách hàng, điều kiện vay vốn của nhóm ngân hàng big 4 tương đối chặt chẽ, người vay ngoài tài sản đảm bảo còn phải chứng minh được nguồn thu nhập có khả năng trả nợ nên không dễ tiếp cận vốn của các ngân hàng này.
Lợi nhuận ngân hàng sẽ khởi sắc từ quý III, song áp lực nợ xấu ngày càng lớn
Lợi nhuận ngân hàng có thể đã chạm đáy trong quý II và được kỳ vọng sẽ khởi sắc từ quý III/2023 nhờ sự phục hồi của NIM, CASA tăng trở lại, lợi nhuận từ kinh doanh trái phiếu chính phủ phục hồi mạnh. Có mấy nguyên nhân khiến chuyên gia phân tích Công ty Chứng khoán ACBS nhận định lợi nhuận ngân hàng sẽ phục hồi trong quý III/2023.
Thứ nhất, NIM toàn hệ thống phục hồi nhờ lãi suất huy động giảm nhanh và CASA đã tăng trở lại kể từ quý II/2023. Trong khi đó, lãi suất cho vay mới hiện đã ở mức hợp lý hơn so với kỳ vọng của khách hàng và sẽ giảm chậm hơn so với lãi suất huy động.
Thu nhập lãi thuần luôn là nguồn thu quan trọng nhất đối với các ngân hàng, chiếm khoảng 80% tổng thu nhập. Do vậy, NIM phục hồi sẽ đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng. Dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2023 đạt 12%, thấp hơn so với mức tăng 14,2% của năm 2022 và định hưởng tăng trưởng tin dụng 14%-15% của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ hai, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trái phiếu chính phủ phục hồi mạnh nhờ lợi suất trái phiếu chính phủ đã giảm hơn 2% ở hầu hết các kỳ hạn kể từ đầu năm.
Trước đó, thu nhập ngoài lãi trong quý II/2023 của các ngân hầng có sự phục hồi 17,6% so với quý trước và tăng nhẹ 3% so với mức nền cao ở cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thu nhập từ dịch vụ tiếp tục ở mức thấp do các mảng như banca, tư vấn phát hành bị ảnh hưởng bởi các thông tin tiêu cực về các sai phạm trong việc bán chéo các sản phẩm bảo hiểm và đầu tư cho khách hàng. Tuy nhiên, nguồn thu dịch vụ lớn nhất là phí thanh toán có sự hồi phục trong quý II/2023. Ngoài ra, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chứng khoản phục hồi mạnh nhờ lợi suất trái phiếu chính phủ đã giảm hơn 2% kể từ đầu năm.
Thanh khoản hệ thống ngân hàng dư thừa tạo điều kiện cho các lãi suất trên thị trường 2 giảm mạnh và giá trị danh mục trái phiếu chính phủ của các ngân hàng tăng lên.
Mặc dù vậy, chi phí dự phòng sẽ chịu áp lực tăng trong nửa cuối năm 2023 do nợ xấu vẫn ở mức cao và bộ đệm dự phòng không còn dày. Dự báo lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết tăng trưởng 10% trong năm 2023 (so với mức giảm 2,5% trong 6 tháng đầu năm 2023), chậm lại so với mức tăng trưởng 34,6% trong năm 2022.
Lãi suất cho vay mặc dù đã hạ khả đáng kể nhưng các ngân hàng không hạ chuẩn tin dụng trong bối cảnh rủi ro nợ xấu gia tăng và thị trường bất động sản chưa phục hồi. Tuy nhiên, nhìn chung đa phần các ngân hàng niêm yết thường đạt được tăng trưởng tín dụng tốt hơn trung bình ngành nhờ nền tảng tài chính tốt và khả năng sinh lời cao.
Năm 2023, mức tăng trưởng lợi nhuận sẽ có sự phân hóa rõ nét giữa các ngân hàng. Các ngân hàng có thanh khoản dồi dào và đặc biệt là khả năng quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ có điều kiện thuận lợi để đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận cao hơn.
Trong báo cáo vừa công bố, chuyên gia phân tích Công ty Chứng khoán TPS cũng kỳ vọng tín dụng sẽ phục hồi dần và tăng mạnh trong quý IV/2023 nhờ vào nhiều chính sách tích cực của Chính phủ nhằm hỗ trợ toàn nền kinh tế tháo gỡ khó khăn và sự khởi sắc của hoạt động xuất khẩu.
Bên cạnh đó, chuyên gia phân tích cũng kỳ vọng biên lãi ròng (NIM) trung bình ngành sẽ cải thiện hơn nửa đầu năm, nhờ vào 3 yếu tố. Thứ nhất, lãi suất điều hành kỳ vọng tiếp tục giảm dẫn đến lãi suất huy động giảm, đồng thời các khoản tiền gửi có lãi suất cao với kỳ hạn thông thường 6-12 tháng sẽ dần đáo hạn giúp hệ thống giảm được chi phí huy động vốn.
Thứ hai, tháng 7/2023, Ngân hàng Nhà nước đã giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng xuống còn 1,5% và tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên xuống còn 0,5% đến hết tháng 1/2024 giúp các ngân hàng giảm áp lực thanh khoản, có dư địa giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay, khuyến khích tăng trưởng tín dụng.
Thứ ba, các ngân hàng tiếp tập trung gia tăng tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân và tỷ lệ CASA kỳ vọng cải thiện giúp tăng khả năng sinh lời tài sản
Riêng hoạt động kinh doanh ngoài lãi có sự phân hóa mạnh giữa các ngân hàng. Hầu hết nhóm ngân hàng có hoạt động dịch vụ giảm mạnh là các ngân hàng thuộc top phân phối bảo hiểm qua ngân hàng trong các năm trước. Hoạt động kinh doanh ngoại hối là một trong số ít các hoạt động ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu năm và kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng cao nửa cuối năm nhờ vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu dần phục hồi, dòng kiều hối của Việt Nam tiếp tục tăng cao.
Cả năm nay, TPS kỳ vọng lợi nhuận toàn ngành tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2022 với triển vọng tăng trưởng tín dụng đạt mức 10-12%, NIM nửa cuối năm cải thiện hơn nửa đầu năm, tăng trưởng từ hoạt động ngoài lãi đến từ hoạt động ngoại hối và hoạt động thanh toán…
Theo đánh giá của các công ty chứng khoán, mức định giá của ngành ngân hàng vẫn còn hấp dẫn song cũng phải dè chứng với rủi ro nợ xấu gia tăng, bao phủ nợ xấu giảm và thị trường bất động sả, trái phiếu doanh nghiệp tiếp diễn nhiều khó khăn…
Là trái chủ lớn nhất, nợ xấu trái phiếu của các ngân hàng ra sao?
Các ngân hàng đang "ôm" hơn 200.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), dư nợ TPDN chiếm tỷ trọng 2,3% tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng, trong đó TPDN bất động sản chiếm khoảng một nửa.
So với cuối năm ngoái, tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp trong cơ cấu tín dụng của các ngân hàng giảm từ 2,5% xuống 2,3%. Mặc dù Thông tư 03/2023/TT-NHNN cho phép các ngân hàng mua lại trái phiếu doanh nghiệp đến hết 31/12/2023 để thực hiện các cam kết (nếu có) đối với các trái phiếu đã bán ra trước đó song hầu hết các ngân hàng đã giảm tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh rủi ro tín dụng của nhà phát hành vẫn đang ở mức cao.
Thống kê của TPS cho thấy, đến cuối quý II/2023, tổng dư nợ TPDN của các ngân hàng giảm 12% còn 200.715 tỷ đồng và sẽ còn tiếp tục giảm khi thị trường TPDN chưa phục hồi mạnh và khó khăn chung của ngành bất động sản vẫn còn tiếp diễn. Tính đến hết quý II/2023, một số ngân hàng có dư nợ TPDN cao: MBB, TCB, VPB, STB... trong khi một số ngân hàng khác không hoặc chỉ nắm giữ ít như ACB, LPB, VIB, EIB, ABB,…
Thống kê của ACBS cho thấy, tỷ lệ nợ xấu danh mục trái phiếu doanh nghiệp trên bảng cân đối của các ngân hàng tinh đến cuối quý II/2023 vẫn ở mức xấp xỉ 0%. Mặc dù vậy, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã chậm trả lãi và gốc trái phiếu doanh nghiệp theo thống kê của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong đó bao gồm nhiều tập đoàn lớn như Novaland, Đất Xanh, Hưng Thịnh, Trung Nam...
Nghị định 08/2023/NĐ-CP của Chính phủ cho phép gia hạn nợ trái phiếu (tối đa 02 năm) giúp các doanh nghiệp trên tránh bị chuyển thành nợ xấu.
Theo thống kê của Fingroup, tỷ lệ nợ mất khả năng thanh toán (bao gồm cả nợ được gia hạn) đối với trái phiếu doanh nghiệp đến cuối quý II/2023 là 26,9% và dự bảo sẽ tăng lên 40% vào cuối năm 2023.
Các ngân hàng hiện đang là trái chủ lớn nhất, nằm giữ khoảng 34% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành (không bao gồm trái phiếu ngân hàng). Tinh đến cuối quý II/2023, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 2,3% tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng. giảm so với mức 2,5% vào cuối năm 2022. Trong số đó, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản chiếm khoảng một nửa, tương đương 1,2% dư nợ tín dụng của các ngân hàng
Kênh huy động từ trái phiếu doanh nghiệp – chiếm khoảng 30% vốn vay của các doanh nghiệp bất động sản – hiện vẫn đang bị đóng băng và chưa có hướng giải quyết đột phá. Các doanh nghiệp bất động sản sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn mới trong khi áp lực thanh toán sẽ lớn dần khi các trái phiếu đến kỳ đảo hạn vào cuối năm 2023.
Ước tính nửa cuối năm 2023 sẽ có khoảng gần 133.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó trái phiếu ngành bất động sản đáo hạn khoảng 65.000 tỷ đồng. Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức lên sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) vào ngày 19/07/2023 kỳ vọng tăng tính thanh khoản cho TPDN riêng lẻ, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư giúp thị trường TPDN riêng lẻ phát triển bền vững và minh bạch hơn.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn thị trườngTPDN vẫn còn nhiều khó khăn khi thị trường BĐS chưa hồi phục, niềm tin nhà đầu tư vào TPDN còn thấp. Nghị quyết 08/2023/NĐ-CP giúp giảm phần nào áp lực đáo hạn đến hết năm 2023, tuy nhiên khi nghị quyết này hết hiệu lực vào cuối năm, cùng với đỉnh đáo hạn TPDN vào năm 2024 thì dư nợ trái phiếu doanh nghiệp nhóm bất động sản tiếp tục gặp nhiều áp lực.
Theo dữ liệu của Fiinratings, áp lực trả nợ của các doanh nghiệp bất động sản giai đoạn này (quý III/2023-2024) khá cao, việc đảm bảo nguồn vốn cho các doanh nghiệp bất động sẽ khó khăn trong điều kiện hiện tại. Trường hợp các doanh nghiệp không thể tất toán khi trái phiếu đáo hạn mà các ngân hàng nắm giữ, các ngân hàng sẽ gia tăng chi phí trích lập dự phòng nợ xấu và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng nào có dư nợ TPDN thấp sẽ giảm được gánh nặng đáo hạn TPDN trong thời gian tới
Lãi suất điều hành khó giảm thêm?
Theo nhận định của các chuyên gia phân tích của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong tháng 9/2023 có thể không tạo ra nhiều áp lực thanh khoản đối với hệ thống.
Trong khi đó, lãi suất huy động tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng còn rất chậm. Lãi suất huy động các kỳ hạn của nhóm ngân hàng quốc doanh giảm 0,3-0,5%, trong khi nhóm ngân hàng tư nhân giảm nhiều hơn 0,5-1% trong tháng 8 vừa qua và đang trên đà giảm thêm.
Còn tính từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động đã giảm 1-2,5% tuỳ kỳ hạn và như vậy đã giảm sâu hơn mức giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Hiện lãi suất huy động của hệ thống ở hầu hết các kỳ hạn đã giảm về tương đương mặt bằng lãi suất tại thời điểm tháng 9/2022, duy chỉ còn lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng là đang cao hơn 0,3% so với thời điểm tháng 9/2022.
Tuy nhiên, nếu so với mức lãi suất thấp kỷ lục trong giai đoạn Covid-19, mặt bằng lãi suất hiện tại vẫn đang cao hơn khoảng 0,3-1%. Trong khi đó, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng vẫn đang duy trì ở mức thấp kỷ lục trong suốt tháng 8.
Còn tín dụng tăng khá thấp trong hai tháng đầu của quý III, sau khi giảm trong tháng 7, tín dụng đã phục hồi trong tháng 8/2023.
Nhưng thông tin vừa được Ngân hàng Nhà nước đưa ra, tính đến ngày 24/8, tín dụng ước tăng 5,03% so với đầu năm, quy mô tín dụng tăng thêm trong hai tháng chỉ khoảng 40.000 tỷ đồng (con số này đến 29/8 là 5,33%).
Các chuyên gia của VDSC cho rằng, mặc dù tín dụng thường yếu trong khoảng đầu quý III/2023, song diễn biến năm nay cho thấy nhu cầu tín dụng vẫn rất yếu. Hệ thống ngân hàng đang "thừa" tiền.
Mặt bằng lãi suất cho vay được nhận định tiếp tục giảm sau khi ngân hàng đã tiêu thụ hết các khoản vốn huy động lãi suất cao và hiện lãi suất tiền gửi đang giảm tiếp. Từ đó, VDSC kỳ vọng, giúp tăng trưởng tín dụng cải thiện trong các tháng tới.
TS Trần Hùng Sơn, Giảng viên Trường đại học kinh tế Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) cũng cho rằng, mặt bằng lãi suất đã giảm, song tín dụng khó tăng trưởng nhanh. Bởi sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu trước bối cảnh thị trường có khó khăn.
Doanh nghiệp tốt cho biết, hhọ không biết vay để làm gì khi kinh tế đang khó khăn, thị trường thu hẹp, sức tiêu thụ của người tiêu dùng giảm. Ngược lại, với những doanh nghiệp cần vốn lại không đáp ứng được điều kiện tín dụng: thiếu tài sản đảm bảo, vướng nợ xấu.
Vì thế, nếu giảm tiếp lãi suất cũng khó kích cầu tín dụng tăng đột biết. Ngược lại, nếu giảm lãi suất quá nhanh, theo TS. Trần Hùng Sơn, sẽ gia tăng mức chênh lệch giữa lãi suất trong nước và quốc tế, nhất là với lãi suất USD của Mỹ thì áp lực lên tỷ giá là khó tránh.
Thực tế, Việt Nam đã ngược dòng với các nước trên thế giới đang trong quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát thì chúng ta giảm lãi suất.
Trong thời gian từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm lãi suất điều hành. Như vậy, TS. Trần Hùng Sơn cho rằng, nếu lúc này, Ngân hàng Nhà nước giảm thêm lãi suất điều hành cũng là một động thái và tín hiệu cho thấy, mong muốn của cơ quan quản lý, còn tác động đối với thị trường sẽ không lớn nếu lãi suất điều hành giảm thêm.
Tín dụng mới tăng 5,33%, còn dư địa tăng thêm 1 triệu tỷ đồng
Ngày 7/9, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Phó thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho rằng: "Chưa bao giờ công tác điều hành chính sách tiền tệ khó khăn như bây giờ".
Ông ví von, hiện nay toàn hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền". Cũng giống như các doanh nghiệp bị tồn kho hàng hóa, thì các ngân hàng thương mại cũng đang tồn kho tiền.
Dù Ngân hàng Nhà nước cùng với toàn hệ thống tín dụng liên tục tổ chức các hội nghị nhằm đẩy kết nối ngân hàng với doanh nghiệp trên toàn quốc, để lắng nghe ý kiến, rà soát, hoàn thiện thể chế pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng; thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, các mặt hàng nông sản chủ lực (lúa gạo, thủy sản, cà phê); ban hành chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất; giảm lãi suất cho vay, đẩy mạnh công tác truyền thông… nhưng việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế vẫn khó khăn, bởi doanh nghiệp không hấp thụ được vốn, "không muốn vay".
Báo cáo cụ thể của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, đến ngày 29/8/2023, tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 12,56 triệu tỷ đồng, tăng 5,33% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,87%).
Trong 3 năm gần đây, tín dụng toàn hệ thống tăng thêm bình quân khoảng 1 triệu tỷ đồng/năm. Thực tế doanh số cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng ra nền kinh tế trong năm lớn hơn rất nhiều lần. Cụ thể, năm 2021 là 17,4 triệu tỷ đồng; năm 2022 là 19,7 triệu tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2023 gần 10,2 triệu tỷ đồng.
Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, trước bối cảnh các kênh huy động vốn khác hưa thực sự phát huy hiệu quả, nhất là thị trường vốn dâng tồn tại một số vấn đề đã khiến nhu cầu vốn cho phục hồi kinh tế tập trung phần lớn qua kênh tín dụng ngân hàng, tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2020, tuy có dấu hiệu tăng chậm lại trong năm 2022 nhưng vẫn trong xu hướng tăng, tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống các tổ chức tín dụng.
Trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dư thừa và còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng (toàn hệ thống còn khoảng 9% để tăng trưởng tín dụng, tương đương khoảng 1 triệu tỷ đồng), lãi suất cho vay có xu hướng giảm, từ đó tổ chức tín dụng có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn tín dụng đối với nền kinh tế. Do đó, Ngân hàng Nhà nước khẳng định tăng trưởng tín dụng thời gian qua chưa cao không phải xuất phát từ nguyên nhân thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn thấp so với cùng kỳ các năm trước, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các yếu tố khách quan như: Do tác động của đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng; một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, nhất là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa; tác động từ khả năng hấp thụ vốn của nhóm bất động sản;… Bên cạnh đó, việc triển khai một số chương trình tín dụng (gói 120.000 tỷ đồng; chương trình hỗ trợ lãi suất) cũng gặp khó khăn, vướng mắc.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dư thừa và còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng, việc triển khai các giải pháp để tăng khả năng hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp là rất cần thiết để tổ chức tín dụng có điều kiện cung ứng vốn, mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.
Theo đó, để nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đề xuất 4 nhóm giải pháp gồm: thứ nhất, nhóm giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế; thứ hai, nhóm giải pháp phát triển các loại thị trường (trái phiếu doanh nghiệp, bát động sản); thứ ba, nhóm giải pháp nâng cao năng lực, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp; thứ tư, nhóm giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi suất.
Chuyên gia: “Đừng nhầm lẫn khả năng chính sách của NHNN và hoạt động của ngân hàng thương mại”
Tín dụng tăng thấp khiến Chính phủ sốt ruột tìm cách tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Dù vậy, theo các chuyên gia, không gian cho chính sách tiền tệ không còn nhiều.
TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế cho rằng, để giải quyết bài toán nâng cao hiệu quả tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế cần phải có cách nhìn và giải pháp tổng thể cả trong hệ thống kinh tế cũng như trong hệ thống ngân hàng.
Theo ông, để có lời giải cho bài toán này, chỉ riêng hệ thống ngân hàng cũng khó giải quyết được vấn đề. Trước tiên về tư duy cần phải tách bạch, "không được đánh đồng" giữa vai trò của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại.
Từ tổng thể chung của nền kinh tế cần có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa các chính sách tài chính với chính sách tiền tệ, nhất là trong bối cảnh hiện nay, dư địa để điều hành chính sách tiền tệ không còn nhiều (chủ yếu liên quan đến lãi suất) cần nghiên cứu có giải pháp phù hợp, hiệu quả đẩy mạnh chính sách tài khóa.
Đối với tín dụng, cần phải phân biệt rành mạch về khả năng về chính sách của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục điều chính sách tiền tệ khôn khéo, gắn với bảo đảm an toàn hệ thống tín dụng. Các ngân hàng thương mại cần hoạt động tuân theo pháp luật và quy luật của thị trường.
Bên cạnh đó, cần tính đánh giá, toán kỹ lưỡng để hướng dòng vốn vào những khu vực có khả năng phục hồi và phát triển, dẫn dắt nền kinh tế, đi đôi với các giải pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy xuất khẩu, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh,…
Đồng quan điểm, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, cho vay ra sao là quyền của các ngân hàng thương mại theo "khẩu vị rủi ro" của từng ngân hàng. Nhà nước chỉ nên đưa ra khuyến cáo, không nên bắt buộc.
Thực tế, mức tăng trưởng tín dụng như hiện nay là phù hợp với bức tranh chung của nền kinh tế. Lý do chính của tăng trưởng tín dụng chưa cao là do thị trường xuất khẩu giảm, nên doanh nghiệp thận trọng trong các kế hoạch đầu tư sản xuất.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI tán thành quan điểm cho rằng, không gian cho chính sách tiền tệ không còn nhiều, do đó cần có những giải pháp tổng thể cả về tài khóa, hành chính để giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp.
Về phần mình, đại diện các ngân hàng thương mại cho hay, "ngân hàng cũng rất đau đầu vì vẫn phải huy động vốn và trả lãi vay, áp lực tăng trưởng tín dụng rất lớn".
Thực tế, do nhu cầu thị trường không có nên doanh nghiệp cũng không có nhu cầu vốn. Bởi nếu vay vốn về sản xuất mà hàng tồn kho nhiều hơn, lại phải trả lãi thì doanh nghiệp còn khó khăn hơn nữa nữa.
Qua đó, các ngân hàng đề xuất các giải pháp liên quan đến kích cầu tiêu dùng, tiếp tục đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, khôi phục niềm tin thị trường,... để nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Về tín dụng, các ngân hàng thương mại cho biết có thể chấp nhận rủi ro hơn, nhưng phải thu hồi được vốn và các Dự án phải có cơ sở pháp lý chắc chắn… Trong bối cảnh các cơ chế liên quan đến tín dụng "đã mở hết rồi", các ngân hàng trao đổi với doanh nghiệp để nói rõ "khẩu vị", đồng thời tư vấn cho doanh nghiệp về cách làm để tìm tiếng nói chung
Ngân hàng thừa tiền: Chọn ngành nào bơm vốn để “kéo” 100 triệu dân đi lên?
Đưa ra cái nhìn lạc quan tại buổi họp về giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế diễn ra hôm nay (7/9), TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, chúng ta vẫn có lợi thế là nền tảng kinh tế vĩ mô khá ổn định.
“Đây là vấn đề rất quý và chúng ta phải vui vì điều này", TS. Nghĩa bình luận.
Trong bối cảnh tín dụng tăng chậm, vốn ứ thừa tại các nhà băng, chuyên gia này cho rằng, đã đến lúc phải "bàn chuyện dài hạn", tính toán xem ngành nào, lĩnh vực nào có thể "kéo 100 triệu dân đi lên" trong thời gian tới để có các giải pháp phù hợp, hiệu quả. Chuyên gia này cũng nêu các kiến nghị liên quan đến việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp để tái cấu trúc nền kinh tế; hỗ trợ ngành dệt may chuyển đổi công nghệ mới, chuyển đổi xanh; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp…
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, bối cảnh hiện tại là thời điểm thích hợp để ngân hàng chấp nhận giảm biên độ lợi nhuận, đầu tư dài hơi cho các ngành sản xuất.
Theo đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp ngành này khó khăn không chỉ do thiếu vốn mà chủ yếu do thiếu đơn hàng và đơn giá thấp. Doanh nghiệp không có cơ hội sản xuất - kinh doanh khả dĩ thì không vay tiền để làm gì dù lãi suất có thấp.Trước mắt, nhu cầu của thị trường hàng dệt may chưa thể một sớm một chiều tăng lên được. Tuy nhiên, nhìn về lâu dài, có rất nhiều cơ hội kinh doanh và nhu cầu vốn rất lớn, nhất là trong "chuyển đổi xanh".
Đại diện hiệp hội đề xuất, Nhà nước và ngân hàng nên có chính sách hỗ trợ về đất đai, vốn cho doanh nghiệp dệt may đầu tư chuyển đổi công nghệ, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tương lai.
Tương tự, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cũng đề nghị hướng dòng vốn tín dụng vào chuyển đổi xanh, các ngành hàng có triển vọng tốt như nông lâm, thủy sản, các ngành hàng xuất khẩu…
Đại diện Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cũng kiến nghị tín dụng nên "đặt niềm tin dài hạn vào những ngành có khả năng chuyển đổi để nắm bắt các cơ hội trong tương lai".
Để thúc đẩy tín dụng tăng trưởng, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, nền kinh tế đang trong trạng thái không bình thường. Đối với việc điều hành tín dụng trong trạng thái bất thường phải có những giải pháp khác thường. Đây cũng là cơ hội để các ngân hàng can đảm lên, tiếp cận doanh nghiệp bằng xu hướng, tiềm năng tương lại… Ví dụ hỗ trợ tín dụng doanh nghiệp phát triển kinh tế số, chuyển đổi xanh, năng lượng tái tạo. "Điều hành tín dụng nên có cách nhìn dài hạn, hướng về tương lai", TS. Thiên đề xuất.
Ông Thiên cũng cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, nên tính toán tiếp tục đẩy mạnh các chính sách tài khóa ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế đảm bảo "đủ mức, đủ độ"…
"Đây là câu chuyện rất khó về cơ chế. Nhưng khó mới cần phải làm", TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
Thêm vốn mồi để kích hoạt thị trường mua bán nợ
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm nhanh, trong khi thị trường mua bán nợ khởi động chậm chạp khiến quá trình xử lý nợ xấu chậm lại, tiềm ẩn nhiều rủi ro an toàn hệ thống. Cần có thêm giải pháp để kích hoạt thị trường mua bán nợ. t
Báo cáo tài chính quý II/2023 của các ngân hàng cho thấy, tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu lại giảm đáng lo ngại. Cụ thể, nợ xấu của 29 ngân hàng niêm yết tăng gần 34% so với đầu năm, trong khi bao phủ nợ xấu giảm từ mức 143% còn 99,4% cuối tháng 6/2023.
Theo thống kê của Báo Đầu tư, hiện có hơn 20 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu dưới 100%. Nhiều ngân hàng nhỏ ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu chỉ ở mức dưới 50% như OCB, Saigonbank, VietABank, NamABank, PGBank, ABBank, VietBank… Thậm chí, có ngân hàng chỉ bao phủ nợ xấu đạt 8%.
Trong khi nợ xấu tăng nhanh và bao phủ nợ xấu giảm mạnh, thì thị trường mua bán nợ vẫn chưa có nhiều tiến triển. Theo ông Lê Văn Hùng, Phó tổng giám đốc Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), sau gần 2 năm thành lập, Sàn giao dịch nợ VAMC đã có 194 khách hàng đăng ký thành viên. Đến nay, 20 tổ chức tín dụng và chi nhánh tổ chức tín dụng đã ký hợp đồng nguyên tắc với sàn.
Đến ngày 31/7/2023, có 17 tổ chức tín dụng và chi nhánh tổ chức tín dụng phối hợp với VAMC đăng thông tin khoản nợ xấu, tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu lên website của sàn, với số lượng 605 khoản nợ xấu, giá trị 42.408 tỷ đồng; 466 tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu, giá trị 1.589 tỷ đồng.
“Ngoài ra, sàn đã thực hiện 16 hợp đồng tư vấn, trong đó 10 hợp đồng tư vấn khoản nợ xấu với giá trị 376 tỷ đồng, 6 hợp đồng tư vấn tài sản đảm bảo với giá trị 408 tỷ đồng, thu phí dịch vụ 527 triệu đồng. Thêm vào đó, sàn giao dịch nợ xấu đang phối hợp với tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư thực hiện môi giới mua bán khoản nợ xấu tại một số tổ chức tín dụng như NamABank, NCB”, ông Hùng cho biết.
Mặc dù sàn mua bán nợ bước đầu được khởi động, song con số giao dịch thành công quá nhỏ bé so với quy mô nợ xấu ước khoảng 25 tỷ USD. Việc mua nợ theo giá trị thị trường đạt kết quả rất thấp. Lũy kế từ năm 2017 đến ngày 31/7/2023, VAMC mới mua được khoảng 13.000 tỷ đồng nợ xấu theo giá thị trường và đã xử lý trên 11.000 tỷ đồng.
Hoạt động mua bán nợ theo giá thị trường của VAMC từng được kỳ vọng là tâm điểm để kích thích sự phát triển thị trường mua bán nợ, đồng thời góp phần khơi thông dòng tín dụng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động này không diễn ra sôi động như kỳ vọng.
Theo lý giải của VAMC, nguyên nhân là vốn điều lệ của Công ty quá nhỏ bé (5.000 tỷ đồng) so với quy mô tổng nợ xấu thị trường lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng. Điều đó khiến tổ chức này đề nghị được tăng vốn và tạo thêm cơ chế vốn để có thể tham gia nhiều hơn thị trường mua bán nợ.
Vừa qua, VAMC đề xuất với Ngân hàng Nhà nước một số giải pháp tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường. Cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi để VAMC tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng theo lộ trình tại Quyết định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
“Ngoài ra, cho phép VAMC được phát hành trái phiếu có lãi suất để mua nợ theo giá thị trường. VAMC cũng đề xuất với các cơ quan chức năng nhiều giải pháp để phát triển thị trường mua bán nợ”, ông Đỗ Giang Nam, Thành viên HĐTV VAMC chia sẻ.
Theo ông Nam, nếu thị trường bán nợ phát triển, sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. Theo hướng này, VAMC mong muốn được giữ vai trò trung gian. Hiện Sàn giao dịch nợ VAMC thực hiện chức năng tư vấn, môi giới và quan trọng nhất là mong muốn trở thành định chế trung gian kết nối tổ chức tài chính với các nhà đầu tư.
Chỉ vốn thôi là chưa đủ. Theo ông Darryl Dong, Cán bộ quốc gia cao cấp IFC Việt Nam, ngành ngân hàng Việt Nam cần mở cửa cho nhà đầu tư ngoại thì mới có thể giải quyết được vấn đề nợ xấu. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia như Philippines, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc… đều cho thấy, mở cửa thị trường mua bán nợ là giải pháp nhanh và hữu hiệu nhất trong xử lý nợ xấu.
Tại Việt Nam, chưa có cơ chế nào để nhà đầu tư ngoại có thể tham gia thị trường mua bán nợ, nên hàng chục nhà đầu tư ngoại sau khi nhảy vào tìm hiểu lại âm thầm thoái lui. Theo các quy định hiện hành và Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), việc xử lý nợ chủ yếu vẫn nằm tại các ngân hàng và VAMC. Ngay cả với ngân hàng, việc thành lập một công ty mua bán nợ trực thuộc (AMC) cũng rất khó khăn.
“Hiện quy định mới cho phép các ngân hàng và VAMC tham gia thị trường, nợ xấu thực chất chỉ chuyển dịch từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, mà chưa có giải pháp thị trường đúng nghĩa. Việt Nam nên cho phép tổ chức phi ngân hàng tham gia mua bán nợ xấu ngân hàng và cho họ kế thừa đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn với các khoản nợ xấu được mua”, ông Darryl Dong khuyến nghị.
Dù vậy, về giải pháp trước mắt, các chuyên gia tán thành việc tạo cơ chế để VAMC có thể phát hành trái phiếu với lãi suất thích hợp. Để khuyến khích các tổ chức tín dụng có thể bán nợ theo thị giá cho VAMC, nhất là trong điều kiện giới hạn nguồn lực vốn, việc VAMC phát hành trái phiếu thay vì trả bằng tiền để mua bán nợ theo thị trường là hợp lý. Nếu được thông qua, đây sẽ là công cụ hữu hiệu để góp phần tăng nguồn lực của VAMC trong mua bán nợ xấu theo giá thị trường.
Có hay không ngân hàng bắt tay với công ty bảo hiểm?
Nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp cho biết dư luận và cử tri vẫn băn khoăn việc có hay không sự bắt tay giữa một số ngân hàng và các công ty bảo hiểm để các nhân viên ngân hàng tư vấn sai sự thật.
Đến ngày 31/5/2023, Bộ Công an đã tiếp nhận 6.060 khiếu nại về hợp đồng bảo hiểm và tố cáo ngân hàng SCB móc nối với công ty bảo hiểm Manulife có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng.
Đây là con số được nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp dẫn khi nêu ý kiến về báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2023, một trong những nội dung được thẩm tra tại phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Tư pháp, sáng 6/9.
Phiên họp sáng 6/9 của Ủy ban Tư pháp Quốc hội |
Theo báo cáo của Chính phủ, trong kỳ báo cáo (từ 1/10/2022 đến ngày 31/7/2023), đã phát hiện 4.946 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế (nhiều hơn 13,6%), 679 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ (nhiều hơn 71,46%).
Các cơ quan đã phát hiện, điều tra xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực với phương châm “xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”, thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt.
Kết quả tiếp theo được nêu tại báo cáo là đã đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
Điển hình là các vụ án Trịnh Văn Quuyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC, vụ án Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Tân Hoàng Minh, vụ án Công ty Việt Á, vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, vụ án “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai và Công ty AIC.
Chính phủ đánh giá, tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu còn diễn ra phức tạp.
Nổi lên là, các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm định an toàn phương tiện giao thông, đào tạo, sát hạch lái xe, khai thác tài nguyên, khoáng sản; vi phạm quy định về quản lý tài sản công, đấu thầu, đấu giá với thủ đoạn thông đồng, móc ngoặc giữa chủ đầu tư, nhà thầu với đơn vị thẩm định nhằm tham nhũng, trục lợi, chiếm đoạt tài sản Nhà nước.
Bên cạnh đó còn có phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, có sự cấu kết giữa doanh nghiệp và cán bộ ngân hàng, Chính phủ nhận định.
Báo cáo dẫn chứng, tại Hà Nội khởi tố 5 bị can trong đó có chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty Bankland với thủ đoạn lập Dự án không có thật, dự án trên đất nông nghiệp sau đó quảng cáo để lôi kéo khách hàng dưới hình thức “phiếu đặt cọc thiện chí” rồi chiếm đoạt tài sản.
Bên cạnh đó, tội phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai tiếp tục diễn ra ở nhiều địa phương, chủ yếu là các sai phạm trong công tác thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và quản lý, sử dụng đất đai với mục đích trục lợi…
Trình bày báo cáo của nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, bà Mai Thị Phương Hoa nêu số liệu về tội phạm tham nhũng, chức vụ phát hiện tăng 71,46% số vụ, tăng 116,17% số đối tượng, đặc biệt số vụ nhận hối lộ phát hiện tăng 312,5%.
Điều này cho thấy công cuộc chống tham nhũng ngày càng quyết liệt, thể hiện quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, nên việc phát hiện và xử lý ngày càng nhiều, nhóm nghiên cứu đánh giá.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đánh giá, việc để xảy ra nhiều vụ tham nhũng thể hiện công tác quản lý Nhà nước ở một số lĩnh vực vẫn còn hạn chế.
Đáng chú ý là sai phạm trong các vụ án hầu hết đều liên quan đến người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý nhà nước đã lợi dụng triệt để những lỗ hổng của pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm, trục lợi, bà Hoa nhấn mạnh.
Do đó, theo nhóm nghiên cứu, vấn đề cần đặt ra là cần nâng cao hơn nữa việc kiểm soát quyền lực của người đứng đầu, người có thẩm quyền, kiểm soát hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước đảm bảo khách quan, minh bạch và đúng pháp luật.
Vấn đề tiếp theo được nhóm nghiên cứu phản ánh là dư luận và cử tri vẫn băn khoăn với vấn đề nổi lên thời gian qua như việc có hay không sự bắt tay giữa một số ngân hàng và các công ty bảo hiểm để các nhân viên ngân hàng tư vấn sai sự thật, mời gọi khách hàng chuyển từ tiền gửi tiết kiệm sang mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm đầu tư.
Bên cạnh đó, còn có hành vi tư vấn mua bảo hiểm của nhân viên công ty bảo hiểm không đầy đủ các nội dung hợp đồng hoặc sai lệch thông tin hợp đồng bảo hiểm… Hậu quả, đến nay với hàng nghìn đơn tố cáo, khiếu nại của người dân làm ảnh hưởng đến lòng tin của người dân với hệ thống ngân hàng và bảo hiểm, bà Hoa nêu.
Báo cáo của nhóm nghiên cứu dẫn con số đáng chú ý, đó là đến ngày 31/5/2023, Bộ Công an đã tiếp nhận 6.060 khiếu nại về hợp đồng bảo hiểm và tố cáo Ngân hàng SCB đã móc nối với Công ty bảo hiểm Manulife có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng.
Ngày 10/6, Bộ Tài chính đã kết luận thanh tra 4 công ty bảo hiểm có bán bảo hiểm qua ngân hàng và phát hiện nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới. Hiện đang tiếp tục thanh tra tiếp 10 doanh nghiệp bảo hiểm chưa có kết luận.
Nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, làm rõ những bất cập trong công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh đấu thầu, mua vực sắm tài sản công, thuế, bảo hiểm, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, đăng kiểm xe cơ giới, đào tạo và sát hạch lái xe, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phiếu lý lịch tư pháp và các lĩnh vực khác dễ phát sinh tham nhũng để kịp thời hoàn thiện bất cập về mặt chính sách.
-
HDBank phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu xanh cho phát triển bền vững -
Tiền ảo bật tăng mạnh ngay từ đầu năm, bitcoin sẽ thay thế vàng trong thập kỷ tới? -
Ông Phạm Duy Hiếu được bổ nhiệm Tổng giám đốc ABBank -
Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024 -
Bước tiến của FWD trong việc nâng cao chuẩn mực minh bạch trong bảo hiểm -
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ 15/2/2025 -
Lợi nhuận ngân hàng tăng trưởng ra sao trong năm 2025
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững