-
Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD -
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam
Cầu nối đô thị và khu kinh tế
Bước ngoặt cho chiến lược đô thị hướng Nam của Phú Yên gắn với khu kinh tế được hiện thực hóa từ năm 2011, khi cây cầu Hùng Vương được hoàn tất, nối TP. Tuy Hòa với Khu kinh tế Nam Phú Yên, đánh thức vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa.
Cầu Hùng Vương cũng nối dài tuyến đường ven biển từ TP. Tuy Hòa đến cảng nước sâu Vũng Rô - nơi sẽ có nhà máy lọc dầu, dấu ấn của công nghiệp hóa, hiện đại hiện diện tại Phú Yên.
Thành phố Tuy Hòa, vùng lõi trong quy hoạch đô thị hướng Đông Nam tạo đô thị vệ tinh tại Khu kinh tế động lực Nam Phú Yên. |
Để chạy đà cho việc phủ sóng các đô thị vệ tinh trong Khu kinh tế Nam Phú Yên, cuối năm 2016, Dự án Khu đô thị mới Nam Tuy Hòa giai đoạn 1 với vốn đầu tư gần 320 tỉ đồng đã xây dựng xong giai đoạn 1 và đang chuẩn bị phát triển giai đoạn 2.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên, về góc độ quản lý đô thị, TP. Tuy Hòa đang phát triển trong không gian mở đa hướng, quỹ đất còn rất dồi dào. Quy hoạch đô thị gắn với khu kinh tế đảm bảo tính khoa học nhằm phát huy tối đa không gian mở đa hướng, hài hòa, văn minh, thân thiện với thiên nhiên, đảm bảo môi trường trong lành…
Trong khi đó, chủ trương của Tỉnh ủy Phú Yên về quy hoạch không gian đô thị, hướng phát triển mang tính đột phá theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020 là đầu tư phát triển Khu kinh tế Nam Phú Yên gắn với Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tại đây, Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô sẽ trở thành động lực thu hút đầu tư, lấp đầy các khu chức năng trong khu kinh tế như Khu công nghiệp Hòa Tâm, các khu công nghiệp đa ngành; khu phi thuế quan, khu công nghệ cao...
Các ngành công nghiệp sau lọc dầu và các ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ được chú trọng phát triển nơi đây. Xây dựng tiểu khu kinh tế Đông Bắc Sông Cầu gắn với Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định). Trong đó, đặc biệt khuyến khích đầu tư phát triển vào các ngành kinh tế trọng điểm mà tỉnh có lợi thế như hóa dầu, đầu tư kết cấu hạ tầng và đô thị, hạ tầng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các nhà máy chế biến thủy sản, phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, nhà máy xử lý nước thải, rác thải...
“Phú Yên tiếp tục khuyến khích thu hút đầu tư các dự án đầu tư phát triển du lịch dịch vụ cao cấp, nhằm khai thác tốt tiềm năng và lợi thế phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Đặc biệt, liên kết với TP. HCM, Đà Nẵng, Hà Nội, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên để hình thành, khai thác có hiệu quả các tour du lịch; xây dựng tuyến du lịch quốc gia như tuyến Vịnh Xuân Đài - Cù lao Mái Nhà - Gành Đá Đĩa”- định hướng cũng nêu rõ.
Phát triển hài hòa đô thị và công nghiệp
Để hình thành những đô thị gắn với khu kinh tế, yếu tố quan trọng vẫn là quy mô các dự án đầu tư, số lượng dự án đầu tư, tiện ích trong các khu công nghiệp, khu kinh tế gắn với quy mô dân số và thu nhập bình quân đầu người. Đồng thời, mắt xích quan trọng là kết nối thông qua những trục giao thông xương sống.
Điều đó được thể hiện rõ trong Quyết định 1712/QĐ-TTg ngày 23/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Nam Phú Yên, trong đó có mục tiêu hình thành Khu đô thị Nam Tuy Hòa nằm phía Bắc sân bay Tuy Hòa giáp sông Đà Rằng; Khu đô thị Hòa Vinh dọc theo quốc lộ 1A từ quốc lộ 29 đến sông Bàn Thạch.
Quy hoạch cũng nêu rõ, dọc ven biển là các khu du lịch hỗn hợp kết hợp với khu đô thị dịch vụ công nghiệp và khu dân cư hiện trạng cải tạo kết hợp mới (các phường Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam và Hòa Hiệp Trung); khu phi thuế quan bố trí tại Hòa Hiệp Nam, các khu công nghiệp bố trí từ Hòa Xuân Nam, Hòa Tâm đến Vũng Rô liền kề với khu vực cảng Bãi Gốc và Vũng Rô; khu dân cư làng xóm hiện trạng cải tạo kết hợp với vùng sinh thái nông nghiệp ven sông Đà Rằng và sông Bàn Thạch.
Quyết định cũng dự báo, dân số đến năm 2025 đạt khoảng 185.000 người. Trong đó, dân số đô thị là 175.000 người.
Từ những chỉ tiêu về dân số, các dự án dự kiến kêu gọi đầu tư, dự báo đến 2025, nhu cầu sử dụng đất xây dựng tại khu kinh tế sẽ đạt khoảng 11.548 ha, riêng các khu đô thị và dân cư khoảng 4.065 ha.
Những cơ hội về thu hút đầu tư và kêu gọi các nhà đầu tư đến Phú Yên tham gia đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị đang dần trở nên thuận lợi hơn khi năm 2017, hầm đường bộ Đèo Cả và Đèo Cổ Mã sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng, giúp cho đường bộ qua hai tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa được thông thương.
Cùng đó, Dự án Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô, Dự án du lịch Vũng Rô Bay sẽ được khởi công xây dựng, đưa Vũng Rô phát triển lên tầm cao mới, thêm nhiều cơ hội phát triển cho Phú Yên nói riêng và cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, ông Huỳnh Tấn Việt cho rằng, bên cạnh phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao và bền vững để thu hẹp dần khoảng cách giữa Phú Yên với các địa phương trong vùng và cả nước, xây dựng nơi đây thành một cửa ngõ mới ra hướng Đông cho vùng Tây Nguyên thì Phú Yên phải phấn đấu trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cả nước. Đồng thời, xây dựng đô thị Tuy Hòa hiện đại, khang trang và thông minh gắn với khu kinh tế Nam Phú Yên và các đô thị công nghiệp vệ tinh khác.
Ông Nguyễn Chí Hiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên
Thời gian tới, tỉnh Phú Yên chú trọng nghiên cứu thị trường, giải pháp thu hút các nguồn vốn FDI, tăng giá trị xuất khẩu; thông qua các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh để quảng bá hình ảnh tỉnh Phú Yên đến các nước và xem đây là kênh thông tin quan trọng để mở rộng, thắt chặt quan hệ với các nước. Đồng thời, tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực, hoạt động kinh tế đối ngoại mở rộng đối tác, nhất là các lĩnh vực mà Phú Yên có thế mạnh.
Tại định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo vùng được Tỉnh ủy Phú Yên ban hành, vùng biển và ven biển là vùng kinh tế động lực của Tỉnh, có ý nghĩa chiến lược về kinh tế, quốc phòng và an ninh. Phát triển kinh tế tổng hợp biển, xây dựng đồng bộ, hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng như giao thông, kho tàng, bến bãi, cảng, tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế Vùng.
Về định hướng phát triển hệ thống đô thị cũng đã được Tỉnh ủy Phú Yên thông qua, trong đó, có các dự án đã và đang đầu tư cũng như kêu gọi đầu tư giai đoạn tới.
-
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu