
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich (MSC) diễn ra ở thành phố Munich vào ngày 19/2/2022. Ảnh: AFP |
Trả lời đài CNBC tại Hội nghị An ninh Munich thường niên vừa kết thúc, Thủ tướng Đức cho biết phần lớn phương Tây đang phụ thuộc vào nguồn năng lượng do Nga cung cấp. "Có rất nhiều dầu mỏ, than và khí đốt được xuất khẩu từ Nga đi các nước, trong đó một lượng lớn dầu được [xuất khẩu] sang Mỹ", Thủ tướng Đức nêu.
"Vì vậy, tất cả chúng tôi phải rất nỗ lực để đi đến một tình huống mà chúng tôi có các phương án thay thế. Điều cần thiết rằng chúng tôi phải biến nó trở nên khả thi và có sự hợp tác hiệu quả, rằng chúng tôi quay trở lại tình huống đó mà không có sự đối đầu… Đây là những gì chúng tôi đang nỗ lực", ông Olaf Scholz nói thêm.
Thông tin trên được Thủ tướng Đức Olaf Scholz đưa ra sau khi các quan chức phương Tây có nhiều cuộc thảo luận trong những tuần gần đây về việc trừng phạt Nga, đặc biệt là ngành năng lượng của nước này, nếu Nga tấn công quân sự Ukraine. Phía Nga đã nhiều lần phủ nhận thông tin rằng họ đang có kế hoạch xâm lược nước láng giềng Ukraine.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen, tuyên bố rằng các lệnh trừng phạt năng lượng đối với Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga vẫn luôn "sẵn sàng" nếu một cuộc xâm lược xảy ra.
Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt đó có thể gây ra những tác động tài chính đáng kể đến Ukraine, bởi một số đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu đi qua quốc gia này.
Về vấn đề này, Thủ tướng Đức cho biết: "Chúng tôi đang rất nỗ lực làm việc để biến việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine trở thành một thứ có tương lai tốt đẹp".
Ông Olaf Scholz cũng nhấn mạnh: "Chúng tôi đã bắt đầu làm việc rất nỗ lực để thống nhất với Nga các thỏa thuận vận chuyển khí đốt có lợi cho Ukraine khi giai đoạn tiếp theo bắt đầu. Đây là trách nhiệm của chúng tôi… làm cho việc vận chuyển khí đốt được hoạt động thông qua tất cả các đường ống mà chúng tôi có, đặc biệt là đường ống của Ukraine…"
Thủ tướng Đức không phải là chính trị gia duy nhất đưa ra ý kiến về việc giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào các nguồn năng lượng từ Nga. Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen, và Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg, đều cho rằng động thái như vậy là quan trọng.
Tổng thư ký NATO đánh giá, châu Âu đã "làm việc rất nỗ lực" để giảm phụ thuộc năng lượng vào Nga, đồng thời cho rằng: "Chúng ta cần giảm bớt phụ thuộc vào năng lượng từ một nguồn".
Còn bà Ursula von der Leyen cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã thành công trong việc tiếp cận các nguồn năng lượng thay thế. "Chúng tôi có thể vượt qua mùa đông này mà không cần khí đốt của Nga", Chủ tịch Ủy ban châu Âu khẳng định.
Trên thực tế, Nga vẫn là nhà cung cấp khí tự nhiên và dầu mỏ lớn nhất của EU trong năm 2020 và 2021, với thị phần trên 40%.

-
Dòng vốn đầu tư tìm về các quỹ ETF châu Âu -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Nhà Trắng: Thuế quan "có đi có lại" sẽ có hiệu lực ngay lập tức -
Lạm phát ở Eurozone giảm còn 2,2% -
33,3% dân số ở Hàn Quốc sử dụng AI tạo sinh -
Lý do Mỹ và Ukraine chưa thể ký kết thỏa thuận khoáng sản đất hiếm -
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn