-
Xây dựng TKV thành Tập đoàn kinh tế nhà nước lớn mạnh, phát triển nhanh, bền vững
-
Vinamilk định hình chuẩn dinh dưỡng quốc tế tại Hội nghị Phát triển châu Á 2025
-
Cục Hải quan phản hồi Bộ Công thương về phân loại kính nổi không màu
-
Nghịch lý doanh nghiệp ngành sản xuất săm lốp
-
Chubb Life tiên phong mô hình tư vấn minh bạch, bền vững, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu -
Hải quan khu vực VI: Gắn kết với doanh nghiệp, tạo “lực đẩy” cho kinh tế địa phương
![]() |
Ngày 27/4 tới, PNJ sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017. Theo tài liệu họp đại hội, PNJ đặt kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu doanh thu trang sức vàng (bán lẻ và sỉ) tăng 23%; doanh thu trang sức bạc tăng 30%; doanh thu xuất khẩu tăng 20% so với năm 2016; lợi nhuận trước thuế trên 751 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế trên 600 tỷ đồng.
Hội đồng quản trị (HĐQT) PNJ sẽ trình đại hội việc miễn nhiệm bà Phạm Vũ Thanh Giang và bổ nhiệm bà Phạm Mỹ Hạnh là thành viên HĐQT. Trước đó, ngày 23/11/2016, HĐQT đã có nghị quyết về việc miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT của bà Giang theo nguyện vọng cá nhân và bổ nhiệm tạm thời bà Hạnh làm thành viên HĐQT thay thế.
Liên quan đến nhân sự cấp cao tại PNJ, từ cuối năm 2016, trên thị trường xuất hiện những đồn đoán về khả năng sau kỳ họp Đại hội đồng cổ đông năm 2017 sẽ có sự chuyển giao quyền lực trong HĐQT và Ban điều hành.
Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc PNJ cho hay, giai đoạn 2017 - 2022 sẽ có thay đổi về nhân sự trụ cột của Công ty, thay đổi về HĐQT, Ban điều hành cũng như cơ cấu tổ chức. Một đội ngũ nhân sự chủ chốt sẽ được trẻ hóa. Ngoài ra, Công ty đang có một dự án tái cấu trúc hệ thống công nghệ thông tin.
Trong năm 2017, liệu PNJ có sự chuyển giao “quyền lực” ở những vị trí cao nhất? Theo bà Dung, HĐQT PNJ đã có sự chuẩn bị, đào tạo được một đội ngũ kế nhiệm là những người tài, kể cả những người cũ và người mới, đủ năng lực, kinh nghiệm để điều hành hoạt động của Công ty.
Trong 5 năm vừa qua, PNJ đã xây dựng một hệ thống quản trị phụ thuộc vào hệ thống, không phụ thuộc vào con người. Việc điều hành, quản trị của PNJ hiện nay đi theo một chuỗi giá trị, chứ không phụ thuộc vào một cá nhân nào. Trong năm 2016, PNJ được đánh giá là một trong 10 doanh nghiệp phát triển bền vững nhất Việt Nam.
Người đứng đầu PNJ chia sẻ, từ nhiều năm trước, bà đã chuẩn bị cho việc chuyển giao vị trí Tổng giám đốc, nhưng chưa thành công. Do đặc thù của ngành vàng bạc trang sức, Công ty không thể tìm một người từ bên ngoài để chuyển giao. PNJ đã chọn một người trong nội bộ để đào tạo thay thế, nhưng sau thời gian học hỏi vị trí mới, người này bày tỏ nguyện vọng riêng, xin rút lui không nhận nhiệm vụ kế thừa. Do đó, PNJ lại tiếp tục quá trình đào tạo.
5 năm qua, một nhân sự khác mà Công ty lựa chọn đã được tập huấn nhiều kỹ năng, nghiệp vụ để có thể đảm đương vai trò chèo lái PNJ. Người này hiện giữ vị trí Phó tổng giám đốc, hiểu biết sâu về kim cương, đá quý, về sản xuất - kinh doanh vàng bạc trang sức, phù hợp với định hướng tập trung lĩnh vực cốt lõi của PNJ là đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh nữ trang vàng.
Trong 5 năm tới, mục tiêu, nhiệm vụ của PNJ vẫn là phát triển chuyên sâu hệ thống bán lẻ trang sức, kịp thời nắm bắt kỹ thuật sản xuất mới của các nước, để PNJ giữ vững vị trí hàng đầu tại thị trường Việt Nam và khu vực châu Á. Nhiệm vụ HĐQT là đưa các chiến lược để thực thi tầm nhìn này.
Trong những năm qua, việc thoái vốn ngoài ngành đã hỗ trợ mảng kinh doanh chính của PNJ. Thực tế, hoạt động kinh doanh cốt lõi của PNJ vẫn có đà tăng trưởng. Tuy nhiên, một số khoản đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả đã ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh chung của Công ty.
Cụ thể, khoản đầu tư tài chính với giá trị sổ sách 395,3 tỷ đồng tại DongA Bank đã tác động đến kết quả kinh doanh năm 2015 của PNJ. PNJ trích lập dự phòng 300,3 tỷ đồng cho khoản đầu tư này cùng với khoản lỗ 39,2 tỷ đồng từ việc thoái vốn khỏi Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn M&C đã khiến chi phí tài chính của PNJ trong năm 2015 tăng 4,8 lần và lợi nhuận sau thuế giảm 40,4% so với năm 2014.
Hiện tại, PNJ đã thoái hết các khoản đầu tư ngoài ngành, trừ khoản đầu tư vào DongABank (nếu hoạt động kinh doanh của ngân hàng này tốt lên, PNJ sẽ được hoàn nhập dự phòng). Năm 2016, PNJ đạt doanh thu 8.720 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2015; riêng doanh thu trang sức bán lẻ tăng 29%; lợi nhuận trước thuế ước đạt 608 tỷ đồng, tăng 204%.

-
Chubb Life tiên phong mô hình tư vấn minh bạch, bền vững, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu -
Hải quan khu vực VI: Gắn kết với doanh nghiệp, tạo “lực đẩy” cho kinh tế địa phương -
Nhập khẩu thép HRC khổ rộng tháng 6/2025 tăng 26 lần so với cùng kỳ năm ngoái -
Việt Nam là địa chỉ cung ứng hàng hóa tin cậy -
Tập đoàn VAS: Nơi thép mang hơi thở xanh - Chuyện về một lựa chọn bền vững -
TTC Agris đề xuất mô hình Demofarm nông nghiệp công nghệ cao gắn với mía tại Gia Lai -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 16/7/2025
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung