
-
Mặt bằng lãi suất sẽ còn giảm
-
Sacombank có chia cổ tức trong năm nay?
-
Chuyên gia khuyến nghị về vàng; Thị trường chờ thương vụ tỷ USD mùa ĐHĐCĐ
-
Những hình ảnh, tư liệu quý của ngành ngân hàng ra mắt người dân TP.HCM
-
UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO -
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn
24 tháng vất vả
Hiện tại, các ngân hàng trong nước áp dụng nhiều hệ thống Core Banking khác nhau như: Flexcube của Oracle, T24 của Temenos, TCBS của Unisys, Symbols của System Access… và một số hệ thống của nhà cung cấp trong nước như Bank2000, MicroBank.
Trong đó, Core T24 của Hãng Temenos (Thụy Sỹ) được sử dụng phổ biến nhất, với 16 đơn vị trong ngành tài chính, ngân hàng, bao gồm cả Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Sacombank, Techcombank, VPBank, SeABank..., nhờ ưu thế về độ tin cậy và ổn định, tốc độ xử lý lên tới 1.000 giao dịch/giây, khả năng quản lý cùng lúc 50 triệu tài khoản và thường xuyên được cập nhật các phiên bản với những tính năng mới.
![]() |
Sau thời gian dài kể từ khi đầu tư Core T24, việc chuyển đổi hệ thống tại PVcomBank vừa chính thức hoàn thành. |
Việc chọn một hệ thống Core Banking được Ban lãnh đạo PVcomBank tính đến ngay từ ngày đầu thành lập (năm 2013). Tuy nhiên, từ ý định đến hiện thực là cả một chặng đường dài, bởi ngân hàng có một số đặc thù. “Dự án Core đã bắt đầu ngay khi hợp nhất Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) cùng Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank). Nhưng do PVcomBank đến từ hai cơ thể khác nhau nên buộc phải làm Core lâu và kỹ hơn các ngân hàng khác”, ông Trần Thanh Quang, thành viên Ban Điều hành PVcomBank chia sẻ.
Trên thực tế, hệ thống Core cũ hiện đại, nhưng không có chức năng ngân hàng (như khách hàng bán lẻ, gửi tiết kiệm, thanh toán), mà chỉ có tổ chức, bán buôn. Còn Core của Western Bank đủ tính năng của ngân hàng, nhưng lạc hậu, không thể đáp ứng đòi hỏi của một ngân hàng hiện đại.
Chính những điều đó khiến cả nhà cung cấp và Ngân hàng phải tính toán kỹ, bởi có tới cả trăm điều khoản chênh lệch. Đầu tiên là chờ ngân hàng đi qua các bước về điều hành, số liệu, để từ đó xây dựng các yếu tố pháp lý, pháp chế và quy định, sau đó là gỡ từng bước một. Cụ thể, phải xem tính năng nào có thể giữ lại, tính năng nào phải bỏ đi và tính năng nào phải tuân thủ theo Core T24 của nhà cung cấp.
“Dự án Core Banking T24 bắt đầu ngay từ khi hợp nhất ngân hàng. Để triển khai. bình thường, các ngân hàng nhỏ mất khoảng 9 tháng, ngân hàng lớn khoảng 18 tháng, còn chúng tôi phải mất đến 24 tháng. Sau khi đã thống nhất được một phiên bản Core khung, chúng tôi cùng nhà cung cấp mới xác định… bồi da đắp thịt”, ông Quang nói.
Đột phá cho tương lai ổn định, an toàn
Chuyển đổi hệ thống ngân hàng lõi không đơn giản như việc chuyển sang sử dụng một phần mềm mới. Yêu cầu tối quan trọng đối với việc chuyển đổi là phải giữ nguyên toàn bộ tài sản công nghệ thông tin của ngân hàng như cơ sở dữ liệu khách hàng, dữ liệu tài khoản và lịch sử giao dịch, danh mục sản phẩm, hệ thống báo cáo quản trị… Sau khi triển khai và thử nghiệm, hệ thống mới và cũ còn phải được vận hành song song để đảm bảo không có sự cố tổn thất dữ liệu nào có thể xảy ra.
Theo ông Trần Thanh Quang, Ban Lãnh đạo PVcomBank đã cân nhắc rất kỹ khi đưa ra quyết định đầu tư chuyển đổi sang hệ thống Core Banking phổ biến và hiện đại nhất này. Đây là việc làm tất yếu và cần thiết giúp đảm bảo khả năng phát triển ổn định và mở rộng linh hoạt của PVcomBank trong tương lai.
“Core T24 linh hoạt có thể đáp ứng được các điểm mà bất cứ ngân hàng nào cũng mong hướng đến, như phục vụ khách hàng nhanh chóng, thông suốt, tích hợp kênh giao dịch điện tử, tránh xảy ra những trục trặc trong giao dịch, đáp ứng chuẩn mức Basel I, thậm chí Basel II”, ông Quang nhấn mạnh.
Gần như toàn bộ đội ngũ cán bộ, nhân viên PVcomBank phải tham gia quá trình đào tạo và thực hành liên tục để nắm vững các kỹ năng xử lý nghiệp vụ, đảm bảo khai thác hiệu quả hệ thống mới. Do khối lượng công việc nhiều và do những yêu cầu chất lượng nghiêm ngặt cần thực hiện mà sau thời gian dài kể từ khi quyết định đầu tư Core T24, việc chuyển đổi hệ thống tại PVcomBank mới chính thức hoàn thành.
Tất cả những phần việc khó khăn trên đều hướng đến một mục tiêu tốt đẹp mà PVcomBank đã xác định là trở thành “ngân hàng không khoảng cách”.
-
Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt -
Chuyên gia khuyến nghị về vàng; Thị trường chờ thương vụ tỷ USD mùa ĐHĐCĐ -
Những hình ảnh, tư liệu quý của ngành ngân hàng ra mắt người dân TP.HCM -
UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO -
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn -
Phát hành trái phiếu quý I/2025 thấp nhất 5 năm, riêng phát hành ra công chúng tăng tới 68% -
NCB ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ chiến lược mới
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển