
-
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ
-
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan
-
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng
-
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu
-
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên -
Tổng lỗ của chuỗi nhà thuốc An Khang đã vượt 1.033,5 tỷ đồng
Theo kết quả kinh doanh ước tính vừa công bố, Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí (PVTrans, mã PVT-HoSE) ước doanh thu 8 tháng đầu năm 2021 đạt 4.930 tỷ đồng, đạt 82% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất khoảng 620,8 tỷ đồng, vượt 24% kế hoạch khiêm tốn đề ra.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, phương án kinh doanh đã được trình cổ đông thông qua với doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất kế hoạch lần lượt là 6.000 tỷ đồng và 500 tỷ đồng. Con số này thấp hơn nhiều kết quả đạt được trong năm 2020 khi công ty đã thu về tới 7.730 tỷ đồng doanh thu và 1.040 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Không riêng năm nay, việc đặt ra một kế hoạch kinh doanh thận trọng cũng xảy ra tương tự ở các năm trước.
![]() |
Chỉ tiêu kinh doanh của PVTrans năm 2021 |
Nửa đầu năm, doanh thu của PVTrans đạt 3.581 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 558,6 tỷ đồng; lần lượt tăng 6% và 42% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, trong hai tháng đầu quý III vừa qua, PVTrans mang về 1.349 tỷ đồng doanh thu và 62,2 tỷ đồng lợi nhuận. Cả hai chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận trong 8 tháng đều tăng trưởng so với cùng kỳ. Lợi nhuận 2 tháng gần đây thấp hơn bình quân giai đoạn trước khiến mức tăng trưởng lợi nhuận chững lại. Dù vậy, mức tăng trưởng hai con số vẫn là điều không nhiều doanh nghiệp đạt được trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.
“Kết quả này có được là nhờ PVTrans đã xây dựng được định hướng chiến lược tổng thể về trẻ hóa đội tàu, nâng cao năng lực vận tải, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường”, phía công ty cho hay.
PVTrans là đơn vị vận tải biển do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) là cổ đông lớn nhất sở hữu 44,35% vốn. Công ty nắm giữ đội tàu vận tải hàng lỏng lớn nhất Việt Nam gồm 34 chiếc với tổng tải trọng khoảng 1 triệu DWT. Theo kế hoạch nhằm nâng cao năng lực vận tải, PVTrans dự kiến đầu tư thêm 15 tàu. Trong đó, công ty mẹ dự kiến đầu tư mới 4 tàu gồm 2 tàu chở dầu/hoá chất khoảng 10.000 - 25.000 DWT; 1 tàu chở hàng rời khoảng 50.000 - 80.000 DWT; 1 tàu chở dầu thô Aframax khoảng 105.000 - 120.000 DWT. 11 tàu còn lại là dự kiến đầu tư của các đơn vị thành viên.
Trong nửa đầu năm 2021, dòng tiền chi ra cho hoạt động mua sắm, xây dựng tài sản cố định là hơn 1.431 tỷ đồng. Từ đầu tháng 2/2021, PVTrans đã tiếp nhận tàu PVT AZURA tại Vũng Tàu. Đây là tàu dầu/hóa chất có trọng tải 19.945 đóng tại Nhật Bản năm 2009 và đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật cao của thị trường Bắc Mỹ. Tháng 3/2021, Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Vũng Tàu (PVTrans Vũng Tàu) tiếp nhận tàu PVT DAWN, khai thác trên thị trường quốc tế tại khu vực Trung Đông- Bắc Á. Gần đây nhất, vào đầu tháng 07/2021, Công ty Cổ phần Vận tải Nhật Việt tiếp nhận tàu chở khí hóa lỏng lạnh loại VLGC đầu tiên của PVTrans – Tàu NV Aquamarine.
Chủ trương của công ty là đầu tư và nâng cao năng lực đội tàu chở Gas và các tàu VLGC (Very Large Gas Carrier) size lớn và tàu chở hóa chất, tàu chở dầu thô cỡ VLCC ((Very Large Crude Carrier) tại thị trường quốc tế. Dù nhiều rào cản, công ty cho biết đây là hướng đi đã ấp ủ từ lâu cho phân khúc khách hàng cao cấp hơn và sẽ kiên trì với mục tiêu chinh phục các thị trường khó tính nhất, đưa thương hiệu PVTrans vươn tầm quốc tế. Đa dạng hình thức khai thác còn nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường nội địa đang bão hoà. PVTrans cho biết đang giữ vững thị phần vận tải nội địa và mở rộng ra thị trường quốc tế với nhiều phân khúc tàu từ tàu dầu thô VLCC, Aframax, tàu vận chuyển hóa chất, xăng dầu, tàu vận chuyển VLGC, LPG và các tàu vận chuyển hàng rời cỡ Supramax, … Khoảng 80% đội tàu của PVTrans đang hoạt động tại nhiều khu vực trên thế giới nên PVTrans bắt đầu tham gia vào các thị trường vận tải có tiêu chuẩn cao như châu Âu, Bắc Mỹ... Đến cuối quý II/2021, quy mô tài sản của PVTrans đã tăng lên 12.452 tỷ đồng, tăng gần 1.400 tỷ đồng so với đầu năm (chủ yếu do tăng khoản mục chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang). Về nguồn vốn, nợ phải trả hiện chiếm 49,5% trong cơ cấu. Vốn chủ sở hữu của công ty khá mạnh, đạt xấp xỉ 6.276 tỷ đồng, bao gồm vốn điều lệ 3.236 tỷ đồng do các cổ đông góp vốn và quỹ đầu tư phát triển và phần lợi nhuận tích luỹ qua các năm. Hiện PVTrans chưa công bố báo cáo tài chính bán niên sau soát xét. Công ty đã đề nghị được gia hạn thời gian nộp đến ngày 30/9 do tình hình dịch bệnh và đã được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

-
Đến cuối năm 2026, Novaland mới đủ nguồn tiền để trả nợ vay và trái phiếu -
Không còn dự án gối đầu, Vạn Phát Hưng bắt đầu hụt hơi -
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan -
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng -
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu -
Phát hành cổ phiếu đơn vị sở hữu chuỗi Bách Hoá Xanh cho lãnh đạo chủ chốt -
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới