
-
Thương mại Việt - Anh sau hơn 4 năm thực thi FTA song phương
-
Củng cố năng lực cung ứng hàng hóa toàn cầu
-
Xuất khẩu toàn ngành da giày đạt trên 14 tỷ USD
-
Từ 16/9/2025, xuất khẩu sữa sang Trung Quốc lưu ý quy định mới
-
Chinh phục thị trường tỷ dân bằng chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao -
Chuẩn bị kịch bản cho tiêu dùng hàng hóa cuối năm 2025
![]() |
Đến thời điểm hiện nay tổng số lượng vải thiều đã tiêu thụ toàn tỉnh đạt 183.836 tấn. Trong đó, vải sớm 43.570 tấn đã tiêu thụ hết, vải chính vụ 140.266 tấn, dự kiến còn khoảng 10 - 15 ngày nữa là hết vụ. |
Tại thị trường lớn nhất - Trung Quốc, theo thống kê tại các cửa khẩu báo về ước sản lượng vải thiều xuất qua các cửa khẩu như; Tân Thanh, Cốc Nam Lạng Sơn đến ngày 25/6/2018 khoảng 45.000 tấn. Cửa khẩu Lào Cai ước lượng vải thiều xuất khẩu qua là 33.500 tấn; Tại cửa khẩu Hà Giang với số lượng ít khoảng 3.000 tấn; Cửa khẩu quốc tế Móng Cái Quảng Ninh khoảng 5.000 tấn. Tổng sản lượng vải thiều xuất qua các cửa khẩu khoảng 86.500 tấn.
Ở thị trường nội địa, lượng tiêu thụ lớn tập trung ở những địa phương như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh thông qua các thương nhân phân phối, các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị như Coop.Mart, Big C, Hapro …
Về giá bán, giá bán vải năm nay được đánh giá tương đối ổn định mức 5.000 - 25.000 đ/kg, trong đó giá vải (loại đẹp) thu mua xuất khẩu vẫn đạt từ 15.000-25.000đ/kg.
Đặc biệt, có thời điểm đầu vụ vải sớm có giá lên đến 35.000-40.000đ/kg. Giá vải thiều mức 12.000-25.000 đ/kg. Hiện nay giá vải cuối vụ ổn định ở mức 5.000-20.000đ/kg
Trước đó, vào cuối tháng 5/2018, tỉnh Bắc Giang đã chủ sang Trung Quốc để chủ động xúc tiến thương mại với các bạn hàng. Ngày 8/6/2018 Bắc Giang đã chủ động gặp gỡ 26 tỉnh, thành phố của các tỉnh đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh trọng điểm tiêu thụ lớn ở trong nước để tổ chức xúc tiến thương mại.
Mặc dù đạt mức giá cao và ổn định tại thời điểm chính vụ, tuy nhiên Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng lưu ý tỉnh Bắc Giang cần thực hiện quy hoạch vùng sản xuất hợp lý, bám sát nhu cầu của thị trường; tránh phát triển theo phong trào, thiếu kiểm soát.
Cùng với đó, quan tâm xây dựng, phát triển thương hiệu, tem nhãn, bao bì đóng gói sản phẩm hàng hóa theo quy chuẩn. Chủ động phối hợp các cơ quan chức năng của Trung Quốc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, thương nhân sang thu mua vải thiều. Đặc biệt, sớm thực hiện mua bán theo hợp đồng thương mại chính thức, phòng tránh rủi ro cho cả người trồng vải thiều và doanh nghiệp...

-
Từ 16/9/2025, xuất khẩu sữa sang Trung Quốc lưu ý quy định mới -
Chinh phục thị trường tỷ dân bằng chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao -
Chuẩn bị kịch bản cho tiêu dùng hàng hóa cuối năm 2025 -
Việt Nam xuất khẩu 36,6 tỷ USD hàng hóa mỗi tháng -
Giá xăng dầu tăng trở lại -
Nhiều nhóm hàng bội thu xuất khẩu -
Chặng đường dài hơi với nông sản Việt, nhìn từ Doveco
-
Áp lực chuyển đổi xanh, nhưng chủ động tiên phong để phát triển bền vững
-
Xanh hóa công nghiệp - hài hòa giữa tăng trưởng cao và phát triển bền vững
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025
-
Hành trình kết nối xanh: Nghề đặc biệt mùa hoa nhãn ở Hưng Yên
-
Legacy Hill Resort & Villas: Sống giữa thiên nhiên, an trú trong từng giá trị
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng