-
Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp -
Gần 140 dự án tham gia Diễn đàn Mekong startup lần II/2024 -
Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình lần thứ IV: Tự tin lãnh đạo - Kiến tạo tương lai -
Tập đoàn LEGO bắt đầu vận hành thử nhà máy 1,3 tỷ USD tại Bình Dương -
Tập đoàn ITL đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 6/11/2024
Có 24 chủ nợ của Công ty Bồng Miêu có mặt tại hội nghị. Trong khi đó, doanh nghiệp có đơn yêu cầu TAND tỉnh Quảng Nam mở thủ tục phá sản đối với Công ty Bồng Miêu là Công ty Besra Việt Nam vắng mặt. Hội nghị cũng không có người đại diện của Công ty vàng Bồng Miêu.
Hội nghị chủ nợ Công ty TNHH vàng Bồng Miêu được mở để các chủ nợ lựa chọn số phận của Công ty Bồng Miêu, gồm đình chỉ yêu cầu mở thủ tục phá sản, phục hồi hoạt động kinh doanh và tuyên bố phá sản.
Tại hội nghị, có 14/24 chủ nợ, đại diện cho số nợ hơn 209 tỉ đồng (chiếm 80,7%) biểu quyết tuyên bố phá sản đối với Công ty vàng Bồng Miêu. Hội nghị đã thông qua nghị quyết với phương án phá sản đối với doanh nghiệp này.
Các chủ nợ bỏ phiếu thống nhất tuyên bố phá sản đối với Công ty vàng Bồng Miêu. |
Với việc thông qua phương án phá sản, Công ty Bồng Miêu sẽ bị thanh lý tài sản để trả cho các chủ nợ, nhưng trên thực tế tài sản của doanh nghiệp này không còn đáng giá bao nhiêu so với số nợ của họ.
Theo báo cáo tài chính tháng 11/2017, tổng tài sản của Công ty Bồng Miêu hơn 302 tỉ đồng, công nợ phải thu hơn 6 tỉ đồng (tiền ký quỹ phục hồi môi trường rừng). Trong khi đó, tổng nợ phải trả là hơn 1.000 tỉ đồng (âm hơn 966 tỉ đồng), lỗ lũy kế hơn 1.000 tỉ đồng, vượt vốn chủ sở hữu hơn 966 tỉ đồng.
Mỏ vàng Bồng Miêu - Quảng Nam. |
Kết quả kiểm kê cho thấy tài sản tại công ty Vàng Bồng Miêu có giá trị hơn 34,8 tỉ đồng. Trong đó, tài sản đảm bảo hơn 25,4 tỉ đồng, tài sản không đảm bảo hơn 9,4 tỉ đồng. Tuy nhiên, toàn bộ tài sản của công ty là tài sản đặc thù của ngành khai khoáng và là tài sản gắn liền trên đất tại mỏ vàng nên chỉ có giá trị khi tiếp tục phục vụ để khai thác vàng, còn nếu khi thanh lý thì giá trị rất thấp.
Về danh sách nợ, theo số liệu báo cáo của doanh nghiệp này, tính đến ngày 12/11/2017 có 100 chủ nợ với số tiền hơn 943,2 tỉ đồng. Trong đó, 108 tỉ đồng tiền nợ thuế và hơn 4,2 tỉ đồng nợ bảo hiểm xã hội.
-
Kết nối giao thương, thúc đẩy xuất khẩu sang châu Mỹ -
Tập đoàn ITL đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 6/11/2024 -
Tập đoàn BRG tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam -
Khánh Hòa hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Gạo Hạt Ngọc Trời được vinh danh “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024” -
DOJI được vinh danh thương hiệu quốc gia Việt Nam 14 năm liên tiếp
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/11 -
2 Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại -
3 Sửa đổi Luật Đầu tư: Giảm thủ tục, thời gian nhưng không giảm chất lượng dự án -
4 Nhiều dự án đất nền phía Nam không người ở -
5 Tiết lộ về vị đại gia "ôm" lô đất đấu giá 103 triệu đồng/m2 tại huyện Hoài Đức
- Mời thi tuyển phương án kiến trúc dự án Tòa nhà 85 Ngụy Như Kon Tum
- Bee Logistics đón nhận giải Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024: Khẳng định uy tín toàn cầu
- HKDO - Lợi ích toàn diện cho hộ kinh doanh và cơ quan quản lý
- InterGreat Education Group được vinh danh tại Giải thưởng SME100 châu Á 2024
- Vinhomes và VinFast là thương hiệu - sản phẩm quốc gia Việt Nam
- Medlatec đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024