
-
Đà Nẵng: Khánh thành trung tâm logistics hiện đại, tiên tiến nhất khu vực miền Trung
-
Đà Nẵng có ưu thế vượt trội để trở thành trung tâm tài chính
-
Sông Hàn, cực tăng trưởng mới cho Đà Nẵng
-
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Động lực mới và cơ hội thu hút đầu tư
-
Trình Thủ tướng chấp thuận thí điểm sử dụng cát biển san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ -
Đà Nẵng: Nửa thế kỷ kiến tạo kỳ tích phát triển
Tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản đề nghị Bộ Công Thương, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Viện Năng lượng xem xét bổ sung dự án Thủy điện Tăk Lê vào kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII.
Dự án Thuỷ điện Tăk Lê được cấp quyết định chủ trương đầu tư vào năm 2018, với công suất dự kiến ban đầu là 11,6MW, điện lượng dự kiến là 34,98 triệu kWh/năm, tổng diện tích chiếm đất là 14,86ha, bình quân 1,28ha/1MW.
Đến tháng 1/2023, tỉnh Quảng Nam đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với dự án Thủy điện Tăk Lê (xã Trà Nam, huyện Nam Trà My). Công ty TNHH Thanh Bình làm chủ đầu tư.
Theo Quyết định điều chỉnh của tỉnh Quảng Nam, tổng nguồn vốn đầu tư của dự án là hơn 1.250 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Công ty TNHH Thanh Bình để thực hiện dự án là 375 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 30% tổng vốn đầu tư. Vốn huy động là hơn 875 tỷ đồng.
Quy mô dự án được điều chỉnh công suất thiết kế là 29,5 MW, sản lượng điện trung bình hằng năm là 89,975 triệu kWh. Diện tích đất sử dụng của dự án là 24,446ha.
Về tiến độ thực hiện dự án đến quý IV/2025, dự án sẽ hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động chính thức.
Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Thanh Bình là ông Phạm Cao Hiếu - Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, dự án Thủy điện Tăk Lê đã thực hiện nghiêm túc việc nộp tiền ký quỹ thực hiện đầu tư dự án sau khi được cấp chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Ngoài ra, dự án đã có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương, đã được cập nhật để đưa ra khỏi quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
Theo báo cáo của Công ty TNHH Thanh Bình, doanh nghiệp đã bỏ ra chi phí lớn gồm tiền ký quỹ đảm bảo thực hiện đầu tư dự án; tiền góp vốn đầu tư đường dây và trạm biến áp 110kV đấu nối dùng chung các dự án thủy điện khu vực Nam Trà My; tổng dự toán khoảng 350 tỷ đồng. Hạng mục này chủ đầu tư đã hoàn thành đưa vào vận hành từ năm 2022…
Theo chính quyền tỉnh Quảng Nam, nếu dự án chậm được đưa vào kế hoạch, chậm triển khai sẽ ảnh hưởng đến tiến độ theo cam kết, ảnh hưởng đến phương án tài chính của dự án và doanh nghiệp.
Vì vậy, tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ Công Thương, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Viện Năng lượng xem xét bổ sung dự án Thủy điện Tăk Lê vào kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII.

-
Trình Thủ tướng chấp thuận thí điểm sử dụng cát biển san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ -
Đà Nẵng: Nửa thế kỷ kiến tạo kỳ tích phát triển -
Hành trang đưa Đà Nẵng bước vào kỷ nguyên mới -
Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án -
Nỗ lực, cố gắng hơn nữa để cơ bản hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong năm 2025 -
Kiến nghị làm rõ nhiều nội dung “siêu” dự án vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774,28 tỷ đồng -
Đột phá nâng đời 1.144 km tuyến cao tốc Bắc - Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/3
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cơ hội vàng để Việt Nam định vị trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu
-
3 Ủng hộ ý tưởng lập khu thương mại tự do Bình Định
-
4 TS. Giản Tư Trung: Cải tổ chiến lược giáo dục quốc gia để chắp cánh cho kinh tế tư nhân
-
5 Bài học từ phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Dược phẩm - Thiết bị Y tế
-
Giảm chi phí đầu tư nhưng đảm bảo tính bền vững thực chất cho công trình xanh