Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 01 tháng 07 năm 2024,
Quảng Ngãi thu hút doanh nghiệp đầu tư để hiện thực hóa mục tiêu 1.500 ha rau an toàn
Linh Đan - 28/06/2024 17:06
 
Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức sản xuất rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc đạt diện tích khoảng 1.500 ha, sản lượng đạt trên 24.000 tấn.
tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức sản xuất rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc đạt diện tích khoảng 1.500 ha
Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức sản xuất rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc đạt diện tích khoảng 1.500 ha. Ảnh: Linh Đan

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức sản xuất rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc đạt diện tích khoảng 1.500 ha, sản lượng đạt trên 24.000 tấn. Diện tích rau này được sản xuất chủ yếu ở các huyện đồng bằng, như Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức… và Lý Sơn sản xuất tập trung tỏi (300ha), hành (650ha).

Trong đó, tỷ lệ diện tích rau được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cam kết sản xuất an toàn đạt trên 90%; tỷ lệ diện tích rau an toàn, tập trung, được cấp mã số vùng trồng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc chiếm khoảng 10% trở lên (các địa phương ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm đặc trưng, mang tính vùng miền và thế mạnh của tỉnh); tỷ lệ diện tích rau tham gia liên kết sản xuất đạt trên 10%.

Về tổ chức sản xuất, các huyện, thị xã, thành phố cần xác định quy mô vùng sản xuất rau an toàn, tập trung trong phương án Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 và các quy hoạch khác có liên quan; tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các cùng sản xuất rau an toàn, tập trung; thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết sản xuất rau an toàn từ việc xây dựng vùng trồng, cấp, quản lý, mã số đến bảo quản, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tỉnh này yêu cầu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ Hợp tác xã, Tổ hợp tác cả về chiều rộng và chiều sâu và đặc biệt chú trọng hỗ trợ thành lập mới và nâng cao năng lực cho các thành viên Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn để xây dựng mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với hộ sản xuất rau...

Đối với hộ gia đình sản xuất rau, tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu cần chủ động liên kết với doanh nghiệp thông qua Hợp tác xã và Tổ hợp tác để sản xuất rau tại các vùng tập trung, gắn với xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng vùng trồng có đủ điều kiện được cấp mã số và bảo đảm truy xuất nguồn gốc; tích cực tham gia các khóa đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ về quy trình sản xuất rau an toàn, bảo quản rau, kiến thức thị trường…

Cùng với đó, tỉnh Quảng Ngãi khuyến khích các doanh nghiệp triển khai ký kết hợp đồng với người sản xuất, tạo nên sự tin cậy giữa hai bên, gắn kết chặt chẽ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên trong việc thực hiện hợp đồng…

New Zealand triển khai mô hình trồng rau an toàn tại Bình Định
Đoàn công tác của Đại sứ quán New Zealand và Viện Thực phẩm New Zealand khảo sát thực địa tại huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) về việc...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư