
-
Quảng Nam yêu cầu sớm triển khai Khu thương mại du lịch phía Đông, tổng vốn 1.060 tỷ đồng
-
TP.HCM dừng dự án BT Phan Đình Phùng, vướng mắc với nhà đầu tư chưa xử lý xong
-
Hà Nội đầu tư hơn 650 tỷ đồng nâng cấp đường tỉnh 427
-
TP.HCM mong muốn hợp tác với Tây Ban Nha đầu tư hạ tầng giao thông
-
Hà Nội duyệt dự án hầm chui Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng 3000 tỷ đồng -
Hà Nội đầu tư hơn 500 tỷ đồng xây nhà máy xử lý nước thải Sơn Tây
Với mục tiêu từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông theo quy hoạch đã được duyệt, kết nối đồng bộ hóa với các công trình giao thông trọng điểm đã và đang được triển khai tại TX. Quảng Yên. Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 338, đoạn từ nút giao đường dẫn cầu Bến Rừng (TX. Quảng Yên) đến Quốc lộ 18 (TP Uông Bí) sẽ nâng cao năng lực khai thác các tiềm năng, lợi thế về đất đai trong khu vực, tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư vào khu dịch vụ cảng biển, công nghiệp và đô thị Đầm Nhà Mạc, khu công nghiệp Sông Khoai; từ đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tỉnh Quảng Ninh.
![]() |
Tuyến đường tỉnh 338 đoạn chạy qua KCN Sông Khoai (TX Quảng Yên). Ảnh: Quảng Ninh Portal |
Tuyến đường có chiều dài tuyến 6,57 km, đi qua địa phận xã Sông Khoai, phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên và các phường Nam Khê, Trưng Vương thuộc thành phố Uông Bí. Điểm đầu tuyến kết nối với dự án nút giao đường dẫn cầu Bến Rừng, điểm cuối kết nối với Quốc lộ 18 tại lý trình Km 84+050. Đường tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, với vận tốc thiết kế 80 km/h. Nền đường rộng 29 m, trong đó mặt đường rộng 20 m.
Dự án sẽ xây dựng mới 2 cầu song song phía phải tuyến, cách cầu hiện tại (cầu Cồn Khoai và cầu Mai Hòa) 5m.
Theo Quyết định số 1996/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh, dự án có tổng mức đầu tư (làm tròn) là 668,73 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư.
Tuyến đường tỉnh 338 nối TP Uông Bí - cầu sông Chanh (TX. Quảng Yên) được khởi công từ tháng 9/2007. Quy mô dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, tổng chiều dài tuyến hơn 10,2 km, trong đó có 9 km đi qua địa phận TX Quảng Yên; 1,2 km chạy qua địa bàn TP Uông Bí. Đường có chiều rộng nền 12m, bề rộng mặt đường 11 m.
Năm 2013, dự án chính thức bàn giao và đi vào hoạt động. Việc đưa tuyến đường tỉnh 338 vào hoạt động đã tạo hành lang kết nối giao thông thuận tiện, rút ngắn khoảng cách giữa trung tâm TX. Quảng Yên tới TP. Uông Bí và ngược lại. Tuy nhiên, thực tế hiện nay lượng phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường đường tỉnh 338 ngày càng tăng khiến hạ tầng giao thông không thể đáp ứng kịp.
![]() |
Nút giao và đường dẫn cầu Bến Rừng. Ảnh: Đỗ Phương |
Việc tỉnh tiếp tục đầu tư dự án cải tạo nâng cấp đường tỉnh 338 sẽ góp phần quan trọng từng bước hoàn thiện kết nối giữa các dự án trọng điểm đang được triển khai. Qua đó, mở rộng không gian phát triển khu kinh tế ven biển Quảng Yên, thúc đẩy liên kết vùng với TP Hải Phòng và các địa phương tuyến phía Tây của tỉnh Quảng Ninh.
Dự kiến, dự án sẽ được thực hiện từ năm 2024 đến năm 2026. UBND thị xã Quảng Yên và UBND thành phố Uông Bí sẽ thực hiện công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng, bao gồm cả việc di chuyển và hoàn trả hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy định.
Trước đó, ngày 17/7/2024, TP Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lễ thông xe dự án cầu Bến Rừng và đường nối sau hơn hai năm thi công (khởi công ngày 13/5/2022).
Đây là công trình hành lang giao thông đường bộ thứ ba kết nối hai địa phương, nắm giữ vai trò là 2 đỉnh của tam giác kinh tế phía Bắc, mang ý nghĩa hiện thực hóa chương trình hợp tác, kết nối liên vùng cùng thúc đẩy phát triển.
Dự án có tổng mức đầu tư 1.940,931 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương (1.249,471 tỷ đồng), ngân sách thành phố Hải Phòng và ngân sách tỉnh Quảng Ninh là 691.460 triệu đồng. Ngoài ra, Quảng Ninh đầu tư dự án tuyến đường kết nối từ đầu cầu Bến Rừng nút giao tỉnh lộ 338 đoạn qua xã Sông Khoai (thị xã Quảng Yên) có chiều dài 2,2 km.
Công trình hoàn thành đã tạo kết nối liên vùng, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải giữa các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của 2 địa phương. Đồng thời, công trình sẽ khai thác dư địa đất đai giữa hai khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh, mở rộng không gian phát triển mới, hiện thực hóa các nghị quyết và quy hoạch phát triển liên vùng cũng như của từng địa phương.

-
TP.HCM mong muốn hợp tác với Tây Ban Nha đầu tư hạ tầng giao thông -
Hà Nội duyệt dự án hầm chui Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng 3000 tỷ đồng -
Hà Nội đầu tư hơn 500 tỷ đồng xây nhà máy xử lý nước thải Sơn Tây -
Giao VEC thực hiện Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành vốn 15.030 tỷ đồng -
Bình Dương đề xuất TP.HCM dùng chung depot tại Thủ Đức khi làm tuyến metro đầu tiên -
Đồng Nai và Bình Phước thống nhất khởi công cầu Mã Đà trong tháng 6/2025 -
TP.HCM duyệt chi 5.052 tỷ đồng giải phóng mặt bằng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài
-
Cơ hội sở hữu bất động sản vàng trong tầm tay tại Kita Airport City
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Du lịch - Khách sạn - Resort
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng