-
Trưởng công an xã có thể được khởi tố, điều tra vụ án có khung hình phạt đến 7 năm tù
-
Sau hợp nhất, Hải Dương sẽ trở thành cực tăng trưởng mới
-
Đã có nhà nhưng cách nơi làm việc 30 km trở lên vẫn có thể được mua nhà ở xã hội
-
Đại biểu tán thành hậu kiểm về kiểm soát gian lận vốn ảo khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
-
Việt - Mỹ đàm phán phiên thứ 2 về thuế đối ứng tại Washington D.C -
Đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh, trong đó có tội tham ô
Từ tháng 10/2012, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt quy hoạch phân khu chức năng tỷ lệ 1/2000 tại xã Hồng Thái Tây (huyện Đông Triều). Đến đầu tháng 3/2013, quy hoạch 1/500 cũng đã được phê duyệt và tiến hành triển khai xây dựng Khu trung tâm hành chính của Khu nông nghiệp này. Ban đầu dự án do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ninh là chủ đầu tư, sau đó được chuyển cho thị xã Đông Triều.
Đến tháng 5/2015, khi Quyết định số 575/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Quảng Ninh đã trở thành 1 trong 10 Khu nằm trong quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quốc gia đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Mặt khác, cùng với đề xuất của Công ty TNHH Đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco, thuộc Tập đoàn Vingroup - nhà đầu tư đầu tiên muốn đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - tỉnh Quảng Ninh đã giao cho doanh nghiệp này làm chủ đầu tư. VinEco đang phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh hoàn thiện hồ sơ quy hoạch và Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm nay.
![]() |
Đông Triều đã thí điểm ứng dụng thành công công nghệ mới vào trồng giống na dai. |
“Đây là một trong những thành công bước đầu của Quảng Ninh trong việc chuyển đổi tập quán sản xuất và tạo ra một nền nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững”, ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định. Thực vậy, với những gì mà VinEco đang triển khai trên diện tích 43 ha đất được bàn giao, có thể thấy, mong muốn hoàn thành việc xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao, có lẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Với diện tích 43 ha đã được bàn giao, VinEco đã trồng khoảng 20 loại rau, củ theo tiêu chuẩn VietGap. Sản lượng ban đầu đạt được từ 2,5 - 3 tấn/ngày, cung cấp cho hệ thống VinMart của Tập đoàn. Dự án cũng đã góp phần tạo việc làm ổn định cho gần 200 lao động địa phương. Mới đây, VinGroup đã đầu tư khoảng 650 tỷ đồng triển khai thực hiện dự án sản xuất rau sạch ứng dụng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, Israel, Hàn Quốc với quy trình trồng trọt áp dụng theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap và hữu cơ; hướng tới hình thành khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trung tâm thu mua, sơ chế, bảo quản sản phẩm và chuyển giao công nghệ tại xã Hồng Thái Tây.
Bà Nguyễn Thị Dịu, Chủ tịch HĐTV của VinEco cho biết: “Thực hiện Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Quảng Ninh, VinEco sẽ áp dụng kỹ thuật như: công nghệ cơ giới hóa của Nhật (hệ thống máy kéo Kubota); hệ thống tưới nhỏ giọt của Israel… Đồng thời, hệ thống nhà màng, nhà lưới sẽ được xây dựng, đảm bảo cách ly với côn trùng, hạn chế ảnh hưởng lây lan của dịch bệnh và giảm thiểu tác động do thời tiết gây ra. Việc tưới tiêu và bón phân sẽ được tiến hành bán tự động, vơi sự tham gia của các loại máy móc hiện đại”.
Thực tế cũng đã chứng minh, việc ứng dụng cơ giới hóa và tự động hóa trong lĩnh vực nông nghiệp giúp sử dụng đất canh tác hiệu quả hơn, đồng thời giảm giá thành sản xuất. Mặt khác, hệ thống tưới nhỏ giọt giúp bảo vệ nguồn nước bằng cách chấm dứt sử dụng nước và phân bón lãng phí. Việc chuyển đổi canh tác từ truyền thống sang áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa cũng sẽ giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và tiêu hao các tài nguyên khác, qua đó góp phần giảm ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước. “Trong quá trình thực hiện, VinEco - Quảng Ninh sẽ áp dụng các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm, qua đó giúp cải thiện và nâng cao uy tín của địa phương về công tác quản lý môi trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, bà Dịu cho biết.
Theo tính toán của VinEco, dự kiến từ năm thứ 5, mô hình sản xuất rau (lá, củ, quả), nấm… sẽ bắt đầu cho lợi nhuận khoảng 2 tỷ đồng/năm (chưa tính chi phí vận chuyển, marketing…). Lợi nhuận sẽ tăng dần và ổn định ở năm thứ 7, khi đó, VinEco sẽ nộp ngân sách trung bình từ 500 - 700 triệu đồng/năm. Bắt đầu từ năm thứ 7, VinEco sẽ đưa chương trình trồng cây ăn quả vào thực hiện và dự kiến, từ năm thứ 10 của dự án, diện tích trồng cây ăn quả bắt đầu mang lại lợi nhuận và lợi nhuận từ cây ăn quả sẽ tăng dần và ổn định từ năm thứ 12 của Dự án.

-
Đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh, trong đó có tội tham ô -
Phát hành trái phiếu riêng lẻ: Nợ phải trả không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu -
Trung tướng Tô Ân Xô được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba -
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật -
Kế hoạch của Chính phủ triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân -
Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân -
Phẩm chất đạo đức của người cách mạng chân chính
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây