
-
Ý kiến của Thường trực Chính phủ về Dự án 50 tàu bay thân hẹp của Vietnam Airlines
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai -
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do
![]() |
Điểm đến tiềm năng
Mới đây, ông Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp đoàn khảo sát của Công ty Mitsubishi Corporation do ông Hidetoshi Suzuki, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc làm Trưởng đoàn. Mục đích của chuyến công tác là để nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư tại Quảng Ninh ở một số lĩnh vực như công nghệ thông tin, năng lượng, đặc biệt là các nhà máy phụ trợ cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy…
Trước đó, cuối tháng 4, Thủ tướng Cộng hòa Séc đã tới thăm Dự án Nhà máy Sản xuất ô tô Thành Công Việt Hưng do Tập đoàn Thành Công làm chủ đầu tư. Dự án này thuộc Tổ hợp chuyên đề công nghiệp ô tô và phụ trợ Thành Công Việt Hưng (340 ha) tại Khu công nghiệp (KCN) Việt Hưng (TP. Hạ Long).
Tháng 9/2020, khi động thổ xây dựng Tổ hợp chuyên đề công nghiệp ô tô và phụ trợ, lãnh đạo Tập đoàn Thành Công cho biết, những sản phẩm của Tổ hợp sẽ không dừng lại là nguồn cung cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh ô tô cốt lõi hiện tại của Tập đoàn, mà còn hướng tới xuất khẩu.
Hiện tại, Tập đoàn Thành Công đang hợp tác với thương hiệu ô tô lớn tại Cộng hòa Séc là Škoda Auto để sản xuất, lắp ráp ô tô mang thương hiệu Škoda. Dự án có quy mô 36,5 ha, công suất 120.000 xe/năm.
Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, năm 2023, hai mẫu xe Kodiaq và Karoq sẽ được nhập khẩu trực tiếp từ Séc về Việt Nam. Trong năm 2024, sẽ có thêm hai mẫu xe Superb, Octavia; và sau năm 2025, mẫu xe ENYAQ iV - xe gia đình, chạy hoàn toàn bằng điện - sẽ được nhập khẩu về Việt Nam. Bên cạnh đó, hai mẫu xe Kushaq và Slavia sẽ được sản xuất, lắp ráp tại KCN Việt Hưng từ cuối năm 2024 và ra mắt thị trường vào năm 2025.
Kỳ vọng hình thành trung tâm công nghiệp ô tô mới
Trong 5 tháng đầu năm, các KCN, khu kinh tế của Quảng Ninh (trừ Khu kinh tế Vân Đồn) thu hút được hơn 500 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Riêng 4 dự án đầu tư vào lĩnh vực phụ trợ ngành công nghiệp ô tô chiếm đến 76% tổng vốn FDI thu hút được (384,3 triệu USD).
Cụ thể, dự án của Công ty TNHH Autoliv Việt Nam (Thụy Điển) tại KCN Sông Khoai có vốn đầu tư 154 triệu USD, sản xuất các sản phẩm an toàn cho ô tô và xe có động cơ khác để xuất khẩu.
Cũng tại KCN Sông Khoai, còn có dự án của Công ty TNHH Samsong Vina (Hàn Quốc), vốn đầu tư gần 10,3 triệu USD, sản xuất dây đai an toàn dùng trong ngành công nghiệp ô tô và sản xuất chốt khóa bằng thép của dây đai an toàn.
KCN Bắc Tiền Phong cũng thu hút được 2 dự án phụ trợ ngành công nghiệp ô tô.
Trong đó, Dự án của Boltun Việt Nam (Đài Loan) chuyên sản xuất khóa chốt và các sản phẩm dập định hình, có tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, tổng công suất thiết kế 60.000 tấn sản phẩm/năm.
Dự án còn lại là Nhà máy Sản xuất vành xe bằng hợp kim luyện nhẹ thông minh của Công ty TNHH Xiamen Sunrise Group, vốn đầu tư 55 triệu USD, chuyên sản xuất vành xe cho ô tô, công suất thiết kế 2,5 triệu sản phẩm/năm.
Ông Cao Tường Huy khẳng định: “Những dự án trong lĩnh vực sản xuất ô tô và phụ trợ của ngành ô tô có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chủ trương thu hút các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo, sử dụng công nghệ hiện đại, thông minh, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phát triển kinh tế theo hướng bền vững của tỉnh Quảng Ninh”.
Theo các số liệu thống kê, tại Nhật Bản, ngành công nghiệp ô tô đóng góp trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo ra gần 2,3 triệu việc làm. Tại Mỹ, nền công nghiệp ô tô chiếm hơn 3% tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra gần 1,6 triệu việc làm. Còn ở Thái Lan, riêng 16 nhà sản xuất ô tô đã kéo theo sự phát triển của hơn 2.000 doanh nghiệp hỗ trợ...
Tại Việt Nam cũng đã hình thành một số trung tâm sản xuất ô tô lớn tại Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Nam. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân lực, hạ tầng giao thông, hạ tầng KCN, quỹ đất sạch, cùng môi trường đầu tư thông thoáng, Quảng Ninh kỳ vọng sẽ sớm hình thành một trung tâm sản xuất ô tô và các ngành phụ trợ, quy tụ những thương hiệu lớn trong nước và quốc tế.
Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, ông Hoàng Trung Kiên, Trưởng ban Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh cho biết, để hình thành một trung tâm sản xuất công nghiệp ô tô, cần quy tụ những thương hiệu lớn, sản xuất theo chuỗi khép kín với rất nhiều doanh nghiệp phụ trợ. Điều này, đòi hỏi mặt bằng KCN quy mô lớn, nhu cầu lớn về nguồn nhân lực và năng lượng . Đây là cũng là những vấn đề mà Quảng Ninh đang tập trung giải quyết, để thu hút dòng vốn FDI chất lượng vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói chung, chứ không riêng ngành công nghiệp ô tô.

-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai -
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án -
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025 -
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới