-
Xả thải ra môi trường có chỉ số vượt 480 lần: Bệnh viện xin giảm nhẹ mức phạt -
Bà Trương Mỹ Lan xin được nhận lại nhiều bất động sản "của gia đình" -
TP.HCM: Kiến nghị sửa quy định để tránh vỡ hụi dây chuyền gây hậu quả lớn -
Chưa xác định nguyên nhân nước thải tại Khu công nghiệp Thành Hải có thông số vượt ngưỡng -
Bị cáo Nguyễn Cao Trí vắng mặt trong phiên phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát -
Xét xử nghiêm vi phạm về đấu thầu tại Sở Y tế Bắc Ninh
Ngày 7/12, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho biết, lãnh đạo chủ chốt của UBND tỉnh vừa có cuộc làm việc với với các sở, ngành, địa phương để tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công và giải phóng mặt bằng (GPMB) các công trình, dự án trên địa bàn.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, vốn đầu tư công do tỉnh quản lý năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ giao đến nay là 3.642,222 tỷ đồng, trong đó kế hoạch được giao từ đầu năm là 2.798,93 tỷ đồng; kế hoạch thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) được giao bổ sung là 415,492 tỷ đồng; giao bổ sung năm 2022 là 247,8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tính đến ngày 30/11/2022, tổng giá trị giải ngân là 1.706,221 tỷ đồng, đạt 48,5% kế hoạch tỉnh giao và 56,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (nếu tính cả chương trình MTQG thì tỉ lệ giải ngân tương ứng đạt 41,4% và 46,8%), thấp hơn mức bình quân chung của cả nước, trong đó có 23 chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức 48,5%.
Dự án Đường nối từ cầu Thạch Hãn đến trung tâm phường An Đôn, thị xã Quảng Trị thi công dang dở. |
Giải trình về chậm giải ngân vốn đầu tư công, các chủ đầu tư cho rằng do nhiều nguyên nhân.
Ngoài nguyên nhân về ảnh hưởng mưa lũ đầu năm, thì nhiều dự án có thủ tục phức tạp kéo dài mới đảm bảo đủ điều kiện tổ chức thi công;
Có những dự án đến hết tháng 9/2022 vẫn chưa lựa chọn được nhà thầu thi công như dự án, như: Dự án đường ven biển kết nối với Hành lang kinh tế Đông - Tây; Nhà văn hóa trung tâm thị xã Quảng Trị; Đường kết nối các điểm du lịch huyện Hướng Hóa; Cải tạo, sửa chữa trụ sở UBND tỉnh; Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị; Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị; Xóa phòng học tạm, phòng học mượn, cải tạo nâng cấp các trường dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh và xây dựng Trường THPT Hướng Hóa...
Bên cạnh đó, có những gói thầu có giá trúng thầu thấp, trong bối cảnh giá nguyên vật liệu tăng cao và gặp vướng mắc trong công tác GPMB nên nhà thầu thi công cầm chừng, bố trí nhân lực, phương tiện, thiết bị không đúng với hồ sơ dự thầu ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án.
Đặc biệt, công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập dẫn đến không thể bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ để triển khai thi công như GPMB để thực hiện dự án: Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ Quốc lộ 1 đến cảng Cửa Việt; Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng; Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây; Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Trị…
Trong đó, việc thiếu nguồn vật liệu san lấp đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ các công trình, dự án.
Hơn thế, nguồn vốn được trung ương giao bổ sung chậm như việc bổ sung 247,8 tỷ đồng được thực hiện trong tháng 10/2022; vốn thực hiện 3 chương trình MTQG được trung ương phân bổ cuối tháng 5/2022.
Các dự án ODA có thủ tục đầu tư, rút vốn, giải ngân phức tạp. Đặc thù điều kiện thời tiết những tháng cuối năm mưa bão gây khó khăn trong quá trình thi công công trình.
Đại diện các chủ đầu tư “nhận lỗi” trước lãnh đạo UBND tỉnh và cố gắng thực hiện đúng cam kết. Tuy nhiên, đại diện các chủ đầu tư cũng nhìn nhận rằng vẫn còn một số dự án không thể giải ngân hết kế hoạch 2022 với kế hoạch vốn khoảng 155 tỷ đồng. Do đó, dự kiến kế hoạch 2022 giải ngân đạt 78,3% kế hoạch tỉnh giao và đạt 90,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Ông Hà Sỹ Đồng cho biết, đích danh Chủ tịch và các phó chủ tịch UBND tỉnh đã có những phê bình đối với 23 chủ đầu tư có tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình của tỉnh (48,5%), đồng thời yêu cầu các chủ đầu tư tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân và thực hiện đúng cam kết với UBND tỉnh về kế hoạch trong thời gian còn lại của năm 2022.
Bên cạnh đó, tích cực hoàn thành công tác GPMB để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án. Đối với trường hợp bất khả kháng, kịp thời báo cáo bằng văn bản để UBND tỉnh có kế hoạch xử lý đúng quy định pháp luật, ông Đồng cho hay.
-
Xả thải ra môi trường có chỉ số vượt 480 lần: Bệnh viện xin giảm nhẹ mức phạt -
Bà Trương Mỹ Lan xin được nhận lại nhiều bất động sản "của gia đình" -
TP.HCM: Kiến nghị sửa quy định để tránh vỡ hụi dây chuyền gây hậu quả lớn -
Chưa xác định nguyên nhân nước thải tại Khu công nghiệp Thành Hải có thông số vượt ngưỡng
-
Bị cáo Nguyễn Cao Trí vắng mặt trong phiên phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát -
Xét xử nghiêm vi phạm về đấu thầu tại Sở Y tế Bắc Ninh -
Xét xử phúc thẩm bà Trương Mỹ Lan và 47 bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát -
Bộ Công an kiến nghị xử lý Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam -
Kết luận của Thanh tra Chính phủ bị “bẻ lái” tại dự án Đại Ninh -
Cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng nhận hối lộ 6,3 tỷ đồng để giúp dự án "hồi sinh" -
Nhiều trang trại ở Điện Bàn vi phạm quy định về đất đai
- Agribank ra mắt Tài khoản Plus: Đột phá trong trải nghiệm ngân hàng số
- FIATO AIRPORT CITY - đầu tư an toàn và bền vững với 2 tiêu chuẩn “vàng”
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu