-
Quảng Nam lập Tổ công tác gỡ khó cho các dự án liên quan kết luận thanh tra, kiểm tra -
Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp -
Quảng Ninh: Đưa kinh tế, dịch vụ cảng biển phát triển nhanh và bền vững -
Hà Nội sắp có 4 quận mới -
Tình trạng tham nhũng đã giảm, dù số vụ phát hiện tăng -
Thủ tướng sẽ có các bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN
Một phiên họp toàn thể tại đợt 1, Kỳ họp thứ sáu của Quốc hội. |
Nôi dung đầu tiên được đặt lên bàn nghị sự cùa đợt này là kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và việc giảm thuế giá trị gia tăng.
Cả ngày 21/11 Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023.
Thảo luận ở hội trường về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023 là nội dung làm việc sáng 22/11. Chiều cùng ngày Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).
Ngày 23/11, sáng Quốc hội Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và chiều thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Các dự án luật khác được thảo luận trong đợt hai còn có Luật Đường bộ. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi; Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp...
Từ ngày 24/11 cho đến hết Kỳ họp, xen kẽ một số nội dung thảo luận, Quốc hội sẽ lần lượt biểu quyết thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Căn cước. Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở…
Luật Nhà ở (sửa đổi) được bấm nút vào sáng 27/11 và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vào sáng 28/11. Hai đạo luật này, cùng với Luật Đất đai sửa đổi, được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vấn đề nên giải cho thị trường nhà ở, bất động sản đang đầy rẫy những khó khăn hiện nay.
Tại Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trong phiên họp giữa hai đợt họp Kỳ thứ sáu của Quốc hội, quy định về nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân tiếp tục được chỉnh lý để khắc phục các tồn tại, hạn chế thời gian qua, tăng cường quản lý chặt chẽ nhưng vẫn bảo đảm đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân đối với loại hình nhà ở này.
Dự thảo cũng quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê.
Dự thảo luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi cũng đã có nhiều nội dung được chỉnh lý. Về đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai dự thảo luật được chỉnh lý theo hướng quy định chủ đầu tư chỉ được thu tiền cọc khi nhà ở, công trình đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của luật. Đồng thời, tiền đặt cọc không quá 5% giá bán và thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng.
Về điều kiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản dự thảo quy định chủ đầu tư chuyển nhượng phải “hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) với Nhà nước đối với dự án, phần dự án chuyển nhượng.
Với Dự án Luật Đất đai sửa đổi, Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất báo cáo Quốc hội xem xét, chưa thông qua tại kỳ họp thứ sáu mà sẽ thông qua tại kỳ họp tiếp theo để bảo đảm chất lượng tốt nhất có thể.
Buổi làm việc cuối cùng vào sáng 29/11 Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
Biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030”.
Trong phiên bế mạc, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn và Nghị quyết Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV.
-
Quảng Ninh: Đưa kinh tế, dịch vụ cảng biển phát triển nhanh và bền vững -
Hà Nội sắp có 4 quận mới -
Tình trạng tham nhũng đã giảm, dù số vụ phát hiện tăng -
Thủ tướng sẽ có các bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN -
GRDP Hải Phòng tăng trưởng 9,77% trong 9 tháng năm 2024 -
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tập trung nguồn lực khôi phục sản xuất -
Bộ Công thương giải thích nội dung gây tranh cãi trong dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10 -
2 Vụ án Cây xanh Công Minh: Đã được quyết toán hơn 3.000 tỷ đồng -
3 Vì sao nhiều dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận chưa được tháo gỡ? -
4 10 dự án chiếm 48% thị phần chuyển nhượng căn hộ chung cư toàn Hà Nội -
5 "Cân" năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
- Halcom Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” năm 2024