-
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới -
Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự khoá XIV -
Đối thoại với TP.HCM, doanh nghiệp FDI mong thủ tục đầu tư, lao động thông thoáng hơn -
Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền kinh tế độc lập -
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm -
Khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII: Cho ý kiến 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược
Đọc báo cáo thẩm tra về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; kết quả thực hiện những tháng đầu năm 2017, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của quốc hội cho biết, Ủy ban cơ bản tán thành với báo cáo của Chính phủ đã nêu.
Đó là kinh kinh tế vĩ mô ổn định, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 so với tháng 12 năm 2016 tăng 0,9%; tín dụng tăng 5,75%, cao nhất so với cùng kỳ trong 6 năm gần đây; xuất khẩu tăng 16,8%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới, bổ sung và góp cổ phần đạt 10,6 tỷ USD, tăng 40,5%...
. |
Tuy nhiên, ông Thanh cũng đặc biệt nhấn mạnh những khó khăn, thách thức mà nền kinh tế đang phải đối mặt. Đó là tăng trưởng chưa thực sự bền vững, quý I chỉ ước đạt 5,1% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng trưởng thấp nhất so với những năm gần đây.
“Tăng trưởng quý I/2017 ở mức thấp có nguyên nhân từ việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế chậm, nền kinh tế vẫn phụ thuộc lớn vào các ngành khai khoáng, chưa tìm được động lực mới thay cho công nghiệp khai khoáng và chưa tận dụng khai thác được thị trường nội địa”, ông Thanh nói và đề nghị Chính phủ cần có đánh giá khi tốc độ tăng trưởng GDP giảm sẽ tác động như thế nào đến các chỉ tiêu khác như tỷ lệ nợ công, bội chi ngân sách... Bên cạnh đó cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giải pháp thực hiện việc tăng thêm sản lượng khai thác dầu thô và hoạt động khai khoáng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng.
Cùng với đó, Ủy ban Kinh tế cũng bày tỏ quan ngại trước thực tế thâm hụt ngân sách và nợ công ở mức cao, tiếp tục gây sức ép trả nợ và tạo rủi ro đối với phát triển bền vững của nền kinh tế.
Theo số liệu mới nhất, tính đến ngày 27/3/2017, tỷ lệ nợ công/GDP khoảng 61,5%, trong đó nợ Chính phủ khoảng 51% GDP; nợ được Chính phủ bảo lãnh 9,8% GDP và nợ chính quyền địa phương khoảng 0,7% GDP. Dự kiến đến hết năm 2017, tỷ lệ nợ công/GDP khoảng 64,6% GDP (GDP kế hoạch năm 2017 là 4.800.000 tỷ đồng).
“Có ý kiến cho rằng, cần kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách theo Nghị quyết của Quốc hội do dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2017 khó đạt 6,7%, trong khi thực hiện chi chuyển nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2016 sang năm 2017 và vốn vay ODA thực tế cao hơn so với dự toán”, ông Thanh nhấn mạnh.
Cũng liên quan tới các khó khăn, thách thức mà nền kinh tế đang phải đối mặt, ông Thanh đã nhắc tới con số tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu năm tăng 5,75% so với cuối năm 2016 để khẳng định rằng, cần phân tích về khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh.
“Cũng cần tiếp tục tăng cường kiểm soát rủi ro trong cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, nhất là thị trường bất động sản phân khúc cao cấp để giảm thiểu nguy cơ về bong bóng bất động sản như thời gian trước đây”, báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề cập.
Phát biểu trước Quốc hội, người đứng đầu Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng bày tỏ sự lo ngại khi các doanh nghiệp nhà nước chưa nghiêm túc thực hiện quy định và công bố thông tin. Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước hiệu quả thấp do sự thiếu kiên quyết thực hiện của người đứng đầu doanh nghiệp và tâm lý chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền thống nhất chủ trương thành lập cơ quan đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
“Nợ xấu còn cao, chưa được xử lý triệt để, còn là gánh nặng của nền kinh tế, kìm hãm việc giảm lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng. Dư nợ thuế tuy đã được cải thiện, nhưng còn ở mức cao và chưa có giải pháp khắc phục hữu hiệu, nhất là chống chuyển giá tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài”, ông Thanh nói.
-
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới -
Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự khoá XIV -
Đối thoại với TP.HCM, doanh nghiệp FDI mong thủ tục đầu tư, lao động thông thoáng hơn -
Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền kinh tế độc lập
-
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm -
Khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII: Cho ý kiến 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược -
Chính phủ ra Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3 -
Dồn lực khôi phục sản xuất - kinh doanh, nhắm mốc GDP tăng 7% -
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão -
Ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã -
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý, sử dụng tài sản công
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/9 -
2 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
3 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
4 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
5 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi