-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Quỹ đầu tư chính phủ và vai trò trong cải cách DNNN
Theo Tổ chức Sovereign Wealth Funds Institute (SWFI - chuyên nghiên cứu và thu thập dữ liệu về các quỹ đầu tư chính phủ), một quỹ đầu tư chính phủ (SWF) là một pháp nhân hoặc một quỹ đầu tư do chính phủ sở hữu, thường có nguồn tiền là thặng dư cán cân thanh toán, hoạt động ngoại tệ nhà nước, tiền thu từ cổ phần hóa/tư nhân hóa, thặng dư tài khóa hoặc thu từ xuất khẩu tài nguyên (không tính dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương).
Có những quỹ chuyên về đầu tư bất động sản, ví dụ như Qatari Diar của QIA (Qatar). Có những quỹ chuyên đầu tư ra thị trường nước ngoài như Qatar Holding (cũng của QIA). Một số SWF là các quỹ hưu trí, ví dụ GPF của Norway hay Future Fund của Australia. GIC của Singapore có mục đích quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia nên có chiến lược đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao. CIC của Trung Quốc được giao quản lý và đầu tư một phần dự trữ ngoại hối của nước này.
Các SWF có mô hình quản trị đa dạng, với mức độ minh bạch thông tin khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, các SWF đều công nhận và hướng đến mô hình quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế, nhấn mạnh tính độc lập trong việc ra các quyết định kinh doanh/thương mại. Những SWF đi đầu trong quản trị hiện đại và minh bạch thông tin gồm Temasek của Singapore, KIC của Hàn Quốc, Khazanah của Malaysia. Diễn đàn SWF Quốc tế (IFSWF) là tổ chức đi đầu về khuyến khích các SWF áp dụng chuẩn mực quản trị hiện đại. Hiện IFSWF có khoảng 30 SWF thành viên.
Có sự khác biệt giữa hoạt động của SWF và quỹ đầu tư tư nhân. Các quỹ tư nhân thường hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận tối ưu theo tiêu chí của họ (quỹ đầu tư cổ phần trước niêm yết, quỹ đầu tư mạo hiểm…). Với các SWF, song song với mục tiêu lợi nhuận, chính phủ có thể giao phó các nhiệm vụ vĩ mô cụ thể, ví dụ: ổn định thị trường tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tư nhân hóa/cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Các SWF này đảm nhận nhiệm vụ đó tại những giai đoạn nhất định trong quá trình hoạt động.
Một số mô hình SWF được thành lập tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi nhằm mục đích thúc đẩy quá trình tư nhân hóa/cổ phần hóa và đã chứng tỏ được sự thành công, điển hình là Temasek của Singapore và Khazanah của Malaysia.
Mô hình Temasek của Singapore
Thành lập năm 1974 theo Luật Công ty Singapore, Temasek được giao nắm giữ và quản lý các tài sản mà trước đây do Chính phủ Singapore trực tiếp nắm giữ. Mục tiêu chính của Temasek là thay đổi phương thức sở hữu và quản lý tài sản, trên cơ sở hiệu quả kinh tế. Điều này cho phép các bộ, ngành trước đây quản lý trực tiếp doanh nghiệp (bao gồm cả Bộ Tài chính và Bộ Công thương Singapore) tập trung vào chức năng quản lý nhà nước.
Sứ mệnh chủ đạo của Temasek khi thành lập là đóng góp vào quá trình cải cách, phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và đa dạng hóa tài chính của Singapore, thông qua việc chăm sóc các khoản nắm giữ/đầu tư có hiệu quả và sinh lời trong và ngoài nước.
Đến nay, Temasek đã chứng minh hướng đi đúng, là công cụ cải cách kinh tế hiệu quả của Chính phủ Singapore. Temasek đã phát triển thành một tập đoàn đầu tư lớn, đa ngành, nắm giữ nhiều tài sản giá trị không những ở Singapore mà còn tại nhiều nước khác.
Đáng chú ý, mặc dù có cơ chế hoạt động và ra quyết định đầu tư/thoái đầu tư một cách độc lập, linh hoạt, theo nguyên tắc thị trường, nhưng Temasek luôn duy trì trong danh mục một số cổ phiếu của các doanh nghiệp có thương hiệu lớn, thuộc các ngành chiến lược, giúp đảm bảo giá trị tổng thể danh mục cũng như nguồn thu cổ tức. Đặc biệt, trong danh mục của Temasek vẫn đang hiện diện những doanh nghiệp lớn của Singapore mà tổ chức này nắm giữ từ khi mới thành lập, như Development Bank of Singapore (tỷ lệ nắm giữ của Temasek là 30%, tính đến 31/3/2016), Singapore Telecommunications (51%), Singapore Airlines (56%), CapitaLand (39%).
Khazanah của Malaysia
Khazanah là tổ chức đầu tư vốn nhà nước của Malaysia có cơ cấu gồm công ty mẹ (Khazanah Nasional Berhad), các công ty con và các công ty có cổ phần, vốn góp của công ty mẹ. Khazanah Nasional Berhad được giao thực hiện các chức năng, nhiệm vụ: quản lý các khoản vốn đầu tư do Chính phủ Malaysia giao; thực hiện các khoản đầu tư mới trong các ngành, lĩnh vực mang tính chiến lược, lĩnh vực công nghệ cao và tìm kiếm các khoản đầu tư chiến lược ở nước ngoài; quản lý có hiệu quả vốn, tài sản của Chính phủ Malaysia tại các DNNN và doanh nghiệp khác (trừ Tập đoàn Petronas và một số DNNN do Chính phủ trực tiếp quản lý). Khazanah Nasional Berhad có cơ cấu gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm toán, Ban điều hành, Tổng giám đốc và các phòng, ban chuyên môn: Tài chính và Quản trị, Đầu tư và Giám sát, Thư ký và Pháp chế. Công ty mẹ thực hiện các quyền và nghĩa vụ cổ đông tại các công ty quy định tại Luật Công ty.
Hiện nay, Khazanah Nasional Berhad là cổ đông chi phối của 9 công ty chiến lược quốc gia: Tenaga Nasional, Telekom Malaysia, Proton, Tập đoàn UEM, Plus, Ngân hàng RHB, Malaysia Airports, PMB và Malaysia Airlines. Khazanah cũng là nhà đầu tư chủ yếu trong các ngành, lĩnh vực chiến lược như: cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng, dịch vụ tài chính, hàng không, công nghệ và truyền thông. Các tài sản do Công ty quản lý có giá trị trên 50 tỷ Ringit (khoảng 12 tỷ USD). Các công ty mà Khazanah Nasional Berhad là cổ đông chi phối có nguồn vốn trên 200 tỷ Ringit, chiếm 1/3 thị trường vốn của Malaysia.
... là kinh nghiệm tốt cho Việt Nam
Xét trên một số khía cạnh, thực tế ở Việt Nam hiện nay cũng giống với Singapore và Malaysia trước đây khi nhiều bộ, ngành nắm giữ trực tiếp các doanh nghiệp (thời kỳ trước khi Temasek, Khazanah ra đời). Do vậy, việc tham khảo và áp dụng mô hình Temasek và Khazanah (mô hình của một SWF) cho công cuộc cải cách DNNN tại Việt Nam là rất cần thiết, đơn giản là vì mô hình này đã chứng minh được sự thành công, mức độ hiệu quả và tính ưu việt so với một số mô hình khác mang nặng tính mệnh lệnh hành chính.
-
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025