-
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 -
VNPT đồng hành kiến tạo thành phố thông minh vì tương lai
Với sứ mệnh trở thành bệ phóng vững chắc cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng, quỹ đầu tư IDG Capital Vietnam Blockchain (IDGCVB) gần đây đã công bố đầu tư vào 3 dự án khởi nghiệp đầu tiên.
Ra mắt ngày 24/3/2023 tại TP.HCM, IDGCVB sở hữu quy mô 40 triệu USD và dự kiến đầu tư vào 30 startup, với khoản đầu tư tối đa cho mỗi dự án là 2 triệu USD.
Đội ngũ lãnh đạo quỹ đầu tư IDG Captial Vietnam Blockchain. |
Ông David Trần, Giám đốc (General Partner) của IDGCVB, cho biết họ ưu tiên đầu tư vào các startup ở giai đoạn sớm (early stage); thậm chí startup chưa sở hữu sản phẩm hoàn chỉnh, mới chỉ có MVP (Minimum Viable Product-sản phẩm dùng thử). Quỹ sẽ hỗ trợ startup về mặt tư vấn chiến lược, pháp lý, quản trị doanh nghiệp và tìm kiếm các cơ hội gọi vốn tiếp theo.
Các startup được IDGCVB rót vốn trong lần này gồm:
Thứ nhất, Oxalus: Nền tảng tổng hợp NFT, nhằm giải quyết các vấn đề của các nền tảng trao đổi mua bán NFT như sự phân mảnh của các chợ NFT, hoặc là phí gas quá cao. Ngoài ra Oxalus còn tích hợp các công cụ phân tích để giúp người dùng ra quyết định mua bán, đầu tư chính xác hơn. Chỉ sau gần 1 năm hoạt động, Oxalus đã thu hút được hơn 600.000 người dùng Web3.
Thứ hai, Next Vision Capital (NVC): Startup hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech). NVC cung cấp giải pháp vay bắc cầu (bridge loan), giúp khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn cần thiết nhanh chóng trong khi đang chờ đợi nguồn vốn dài hạn hoặc nguồn tài chính khác. Trong giai đoạn ban đầu, NVC tập trung nguồn lực giải quyết bài toán tài chính bắc cầu cho các giao dịch bất động sản, giúp đẩy mạnh tỉ lệ thành công và tốc độ giao dịch.
Thứ ba, Centic: Startup tập trung vào việc phân tích dữ liệu và AI để tạo ra một hệ thống chấm điểm và xếp hạng các ví, tương tự như xếp hạng tín dụng của tài khoản ngân hàng. Ngoài ra Centic còn phân tích dữ liệu để xếp hạng các giao thức hay ứng dụng. Hệ thống chấm điểm tín dụng của Centic có tiềm năng lớn ứng dụng bởi các tổ chức tài chính, tín dụng để có thêm thông tin khách hàng trên môi trường Web3, giúp đưa ra các quyết định chính xác hơn nhờ kết hợp với các dữ liệu xếp hạng truyền thống.
Quỹ đầu tư IDG Captial Vietnam Blockchain ký kết hợp tác đầu tư với startup Centic. |
Nói thêm về tiêu chí lựa chọn startup của IDGCVB, ông David Trần giải thích trong các startup truyền thống, nhà đầu tư quan tâm chủ yếu đến mô hình kinh doanh, các yếu tố về thị trường, khách hàng, khả năng tạo dòng tiền,…và công nghệ chỉ là công cụ. Tuy nhiên, với startup blockchain, bản thân yêu tố blockchain đã là một phần quan trọng của mô hình kinh doanh. Nếu nhà đầu tư đánh giá sai yếu tố về blockchain thì toàn bộ mô hình kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng.
“Do đó, tiêu chí của chúng tôi là phải xem liệu startup có mạnh về công nghệ blockchain hay không, đội ngũ có khả năng nắm bắt tinh hoa của công nghệ này để tạo ra sự đột phá trên thị trường hay không. Trên thế giới, công nghệ blockchain vẫn đang trong giai đoạn phát triển chứ chưa trưởng thành hoàn toàn như công nghệ về trí tuệ nhân tạo (AI), nên đội ngũ sáng lập phải là những người có hiểu biết cực kỳ tốt về blockchain”, ông David Trần nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề sở hữu cổ phần của startup sau khi rót vốn, đại diện IDGCVB nói rằng quỹ không có tư tưởng phải sở hữu lượng cổ phần cao để “lái” startup theo mong muốn của nhà đầu tư. Khi đã rót vốn, quỹ không can thiệp sâu vào việc vận hành của startup vì tin tưởng vào bản thân đội ngũ sáng lập mà mình đã lựa chọn.
3 dự án khởi nghiệp được quỹ IDGCVB đầu tư: Oxalus, Centic và NVC (lần lượt từ trái sang phải). |
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn và dòng vốn đầu tư có xu hướng thắt chặt như hiện nay, đại diện IDGCVB khẳng định họ đã huy động đủ nguồn vốn để sẵn sàng giải ngân, kể cả khi khó khăn có kéo dài hơn nữa. “Vấn đề là chúng tôi phải ra các quyết định đầu tư một cách cẩn trọng, để bảo vệ sự tăng trưởng của quỹ cũng như nguồn vốn mà các nhà đầu tư đã tin tưởng gửi gắm”.
Theo báo cáo của Grand View Research, quy mô thị trường công nghệ blockchain toàn cầu đạt 5,92 tỷ USD vào năm 2021, khoảng 7,18 tỷ USD năm 2022 và dự kiến đạt 163,83 tỷ USD vào năm 2029. Công nghệ blockchain đang dần được đưa vào vận hành, ứng dụng thực tế vào nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, vận tải, logistics, y tế, giáo dục... giải quyết nhiều bài toán khó với những đặc tính vượt trội về tính minh bạch, bảo mật, tốc độ và chi phí.
Tại Việt Nam, hiện có hơn 10 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo người Việt Nam có vốn hóa trên 100 triệu USD và đã xuất hiện những startup "kỳ lân" trong lĩnh vực này. Theo MarketsandMarkets, thị trường liên quan đến blockchain tại Việt Nam dự kiến đạt giá trị gần 2,5 tỉ USD vào năm 2026, tăng gấp 5 lần quy mô so với năm 2021.
-
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 -
VNPT Cloud: Chìa khóa mở ra cánh cửa du lịch thông minh -
VNPT đồng hành kiến tạo thành phố thông minh vì tương lai -
Gia tăng hàng hóa vi phạm trên sàn thương mại điện tử -
Lợi ích từ AI cho doanh nghiệp Việt Nam lên tới 79,3 tỷ USD vào năm 2030 -
Tập đoàn Kinh tế số Malaysia tăng kết nối với doanh nghiệp công nghệ Việt Nam
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"