Ngày 9/1/2023, trong phiên bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ hai của Quốc hội, Nghị quyết về Quy hoạch Tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được thông qua.
Theo Nghị quyết, phạm vi ranh giới quy hoạch là toàn bộ lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo, lòng đất, vùng biển, vùng trời Việt Nam.
Với Nghị quyết này, Quốc hội đã thông qua quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển và những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch.
Theo đó, quah điểm đầu tiên là phát triển bao trùm, nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn.
Nghị quyết cũng nêu rõ, không gian phát triển quốc gia phải được tổ chức hiệu quả, thống nhất trên quy mô toàn quốc, bảo đảm liên kết nội vùng, liên vùng, khu vực và quốc tế gắn với khai thác lợi thế so sánh của quốc gia, từng vùng, từng địa phương trong vùng nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Quy hoạch tổng thể quốc gia 2021-2030, tầm nhìn 2050 định hướng tổ chức không gian phát triển đất nước thành 6 vùng kinh tế xã hội; 4 vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia, và các hành lang kinh tế.
Theo đó, 6 vùng kinh tế xã hội, gồm: Vùng trung du và miền núi phía Bắc (14 tỉnh, thành phố); Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành phố); Vùng Tây Nguyên (5 tỉnh); Vùng Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành phố) và vùng đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố).
4 vùng động lực, cực tăng trưởng, gồm vùng động lực phía Bắc, miền Trung, phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long.
Từng bước xây dựng, hình thành vùng động lực tại vùng trung du và miền núi phía Bắc; khu vực Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) kết nối giữa miền Trung và đồng bằng sông Hồng; vùng Tây Nguyên; khu vực duyên hải Nam Trung Bộ (khu vực Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và phụ cận).
Về hành lang kinh tế, Nghị quyết nêu rõ, tới năm 2030, Việt Nam sẽ phát triển hành lang kinh tế Bắc - Nam trên cơ sở trục giao thông Bắc - Nam phía Đông, kết nối các vùng động lực, các đô thị lớn, trung tâm kinh tế.
-
Thí điểm phân cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch TP. Buôn Ma ThuộtPhó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 7/2023/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 quy định về thí điểm phân cấp thẩm quyền phê duyệt, trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
-
Quy hoạch TP. Biên Hòa: Chuyển dần sang mô hình “đô thị dịch vụ và công nghiệp”Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đến năm 2045.
-
Quy hoạch Quảng Ngãi: 4 hành lang chiến lược, 6 không gian động lực phát triển bền vữngSứ mệnh mới đang đặt lên vai tỉnh Quảng Ngãi là trở thành cực tăng trưởng của vùng động lực miền Trung. Phải làm sao đóng góp xứng đáng, góp phần vào sự phát triển chung của cả nước...
-
Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu LongPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định 174/QĐ-TTg ngày 6/3/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Quy hoạch Lý Sơn: Thành phố biển có sân bay hơn 150 haĐến năm 2045, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) sẽ lên thành phố biển, có sân bay hơn 150 ha và cảng biển, để phát triển du lịch và dịch vụ.
-
Đôi điều về các chỉ tiêu xã hội trong Quy hoạch Tổng thể quốc giaQuy hoạch Tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có 11 chỉ tiêu xã hội, có thể chia thành các nhóm dân số, lao động, phát triển con người, đô thị...
-
Đồng Nai sẽ trình thẩm định quy hoạch tỉnh vào tháng 9 năm nayTiến độ lập quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 hiện đang chậm tiến độ 2 tháng. Dự kiến tháng 9 năm nay, Đồng Nai sẽ trình thẩm định quy hoạch.
-
Phú Thọ quy hoạch 2 trục hành lang đưa kinh tế phát triểnTrong Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, địa phương này đề ra mục tiêu trở thành tỉnh phát triển hàng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
-
Một số chỉ tiêu xã hội của Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050Theo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam phấn đấu có tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%...
-
Nhận định về các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu từ Quy hoạch Tổng thể quốc giaNghị quyết 81/2023/QH15 ngày 9/1/2023 của Quốc hội đã thông qua Quy hoạch Tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu.
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024