-
Thách thức trong quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam -
Chuyên gia khuyến cáo chỉ nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thực sự cần thiết -
Hạnh phúc của người công nhân là nền móng cho sự thành công của Coteccons -
Khi nào người dân phải đi kiểm định khí thải xe máy -
Ra mắt Dự án Công dân bền vững -
Biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại hàng tỷ USD
Đề án nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế đô thị TP.Hà Nội, giai đoạn 2016 - 2020, về các mặt: tăng trưởng kinh tế; thực trạng ngành thương mại - dịch vụ; các mô hình kinh tế mới; ngành công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp đô thị. Đồng thời, qua đó, Đề án xác định các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế đô thị Thành phố, đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Hà Nội đẩy mạnh xây dựng các tuyến giao thông quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của Thủ đô. (Ảnh minh hoạ) |
Trong những năm qua, cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, thương mại, du lịch. Các hoạt động kinh tế tại khu vực đô thị có nhiều kết quả tích cực. Hạ tầng thương mại được chú trọng, các hình thức thanh toán trên nền tảng công nghệ hiện đại, thương mại điện tử phát triển mạnh; du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Các loại thị trường: bất động sản, chứng khoán, khoa học - công nghệ dần phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập.
Phấn đấu mục tiêu phát triển đô thị theo hướng nhanh, hiệu quả, bền vững. Dự kiến Hà Nội đến năm 2030 trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực.
Thành phố cũng giao Sở Xây dựng Hà Nội triển khai các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025, trong đó chú trọng về nhà ở xã hội. Đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; chỉnh trang các công trình kiến trúc có giá trị; triển khai hạ ngầm cáp điện, viễn thông trên 300 tuyến phố trong khu vực phố cũ, quản lý và chỉnh trang các nhà biệt thự theo danh mục.
Kế hoạch cũng giao nhiệm vụ thực hiện đầu tư, cải tạo cảnh quan các hồ, công viên đồng bộ với chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật xung quanh, hình thành các không gian đi bộ, sinh hoạt văn hóa kết hợp thương mại, dịch vụ. Tham mưu và tổ chức cải tạo các dòng sông, trả lại giá trị lịch sử và văn hóa của các sông Tô Lịch, Nhuệ, Đáy, Kim Ngưu,…
Để thực hiện phát triển kinh tế đô thị, Hà Nội vạch ra 33 nhiệm vụ, dự án, đề án và các chương trình ưu tiên thực hiện.
Trong đó, Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn Thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào, Hà Nội giao Sở GTVT Hà Nội chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan hoàn thiện trong giai đoạn 2023 - 2025.
Đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030 được giao Sở GTVT Hà Nội chủ trì, phối hợp công an Thành phố.
Việc cấm xe máy sẽ được áp dụng tại địa bàn 12 quận trong nội thành Hà Nội. Bao gồm các quận: Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Tây Hồ và Nam Từ Liêm.
Một trong những nhiệm vụ, giải pháp nhằm phục vụ phát triển kinh tế đô thị được nêu trong Đề án là công tác quy hoạch, phát triển, cải tạo chỉnh trang đô thị.
Theo đó, UBND TP.Hà Nội yêu cầu Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội chủ trì, phối hợp các đơn vị triển khai lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050; Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội chủ trì, phối hợp các đơn vị lập Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065, xây dựng Chương trình phát triển đô thị đảm bảo phát triển Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại.
Công tác xây dựng quy hoạch cần xác định kinh tế đô thị là bộ phận cấu thành, chủ đạo, có nét đặc thù và là động lực cho phát triển kinh tế chung. Quy hoạch phát triển đô thị phải gắn chặt mục tiêu phát triển kinh tế với phát triển đô thị và phát triển văn hoá - xã hội.
Thành phố cũng yêu cầu Sở KH&ĐT phối hợp với các sở, ngành, địa phương công khai, minh bạch thông tin quy hoạch, thông tin kêu gọi đầu tư đến người dân, tổ chức, các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, đôn đốc các đơn vị thực hiện, thẩm định, trình UBND Thành phố phê duyệt quy hoạch phân khu còn lại của đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Sơn Tây, Sóc Sơn, quy hoạch xây dựng vùng huyện.
Đặc biệt, Thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với Viện Quy hoạch Xây dựng, các sở, ngành liên quan trong giai đoạn 2023-2025, lập Đề án "Chỉnh trang, làm đẹp cảnh quan hai bên bờ sông Hồng trên địa bàn Thành phố giai đoạn từ nay đến 2030".
-
Ra mắt Dự án Công dân bền vững -
Ứng dụng công nghệ hiện đại và chuyển đổi số trong dự báo thiên tai -
Cơ hội kinh doanh từ “gom” tín chỉ carbon -
Biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại hàng tỷ USD -
Nghề làm muối Bạc Liêu: Giá trị kinh tế và hành trình trăm năm -
Cùng Biwase hướng tới cuộc sống xanh - sạch -
Intimex Group tiên phong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?
- Archi Reenco Hòa Bình được vinh danh Top 200 Doanh nghiệp xuất sắc giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, Stavian Hóa chất được vinh danh trong Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024