
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới
-
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
-
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ
-
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ
![]() |
Năng lượng sạch “hút” nhà đầu tư
Làn sóng chuyển đổi số, sự gia tăng không ngừng của tầng lớp trung lưu và xu hướng xanh hóa nền kinh tế, giảm khí thải carbon… là những yếu tố khiến nhiều nhà kinh tế thêm kỳ vọng vào những xu hướng tích cực tác động đến thị trường M&A Việt Nam trong những năm tới.
Từ năm 2016 tới năm 2021, tổng giá trị giao dịch và số lượng giao dịch trong ngành tăng trưởng lần lượt là 10,7% và 17,1%/năm. Trong 10 tháng đầu năm 2022, số lượng giao dịch M&A trong ngành này tăng gấp đôi; tổng giá trị giao dịch đạt 676 triệu USD, tăng gấp 5 lần so với năm 2021.
Thị trường M&A tăng đột biến do các nhà đầu tư chuyển trọng tâm sang lĩnh vực năng lượng sạch. Hiện Việt Nam có tốc độ tăng trưởng sản xuất năng lượng tái tạo nhanh nhất Đông Nam Á và nằm trong số 10 quốc gia sản xuất điện mặt trời hàng đầu thế giới, năng lượng tái tạo chiếm hơn 11% tổng sản lượng điện toàn hệ thống.
Điều này lý giải vì sao các quỹ đầu tư ngoại đang dồn sự chú ý vào thị trường Việt Nam. Bà Lina Hansen, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đan Mạch phụ trách thương mại và bền vững toàn cầu cho biết, năng lượng là yếu tố quyết định chính để họ đầu tư vào Việt Nam.
Trong chuyến thăm Việt Nam của Thái tử kế vị Đan Mạch vào đầu tháng 11/2022, ngoài 3 quỹ đầu tư, còn có hơn 20 doanh nghiệp trong lĩnh vực điện gió trong tổng số 36 doanh nghiệp đi theo đoàn để tìm kiếm các cơ hội hợp tác đầu tư.
Trong năm nay, Đan Mạch đã nổi lên là một trong 5 nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư mới đạt 1,32 tỷ USD. Một trong những lý do Việt Nam trở thành điểm đầu tư hấp dẫn của Đan Mạch là các cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Trong khi đó, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cũng cho biết, Việt Nam mang lại cơ hội đầu tư lớn cho các doanh nghiệp châu Âu. 42% người tham gia khảo sát cho biết, công ty của họ sẽ tăng vốn đầu tư vào Việt Nam vào cuối năm 2022 tại nhiều lĩnh vực hơn, đặc biệt là start-up.
Theo ông Nguyễn Hải Minh, Phó chủ tịch EuroCham, thành viên Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, ngân sách của Ủy ban châu Âu dành cho đầu tư công nghệ mới của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khá lớn, lên đến vài tỷ euro. Khi các doanh nghiệp châu Âu nhận được ngân sách như vậy và sau khi hoàn thành nghiên cứu và tạo ra công nghệ, chắc chắn họ sẽ có xu hướng áp dụng ở các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.
Ngoài ra, thời gian tới, các doanh nghiệp châu Âu mong muốn được tham gia sâu hơn để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ xanh.
Công nghệ dẫn lối “ông lớn”
Theo Báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư công nghệ Việt Nam do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và quỹ đầu tư Do Ventures, vốn đầu tư vào start-up Việt năm 2022 có thể đạt 2 tỷ USD. Báo cáo cũng cho biết, năm 2021, bất chấp tác động của đại dịch Covid-19, tổng vốn đầu tư mạo hiểm cho các start-up tại Việt Nam vẫn đạt kỷ lục, vượt 1,5 tỷ USD.
Start-up tại Việt Nam cũng rơi vào tầm ngắm của Quỹ đầu tư mạo hiểm Lotte Ventures (thuộc Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc). Quỹ này dự kiến bắt đầu tìm kiếm start-up tiềm năng để rót vốn vào đầu năm 2023. Theo dự kiến, quỹ sẽ đầu tư 1 triệu USD cho một dự án, ưu tiên các start-up công nghệ, hoặc có yếu tố công nghệ để nhanh chóng mở rộng thị trường tại Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ chuyển đổi số nhanh, có dân số trẻ, nên được coi là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với doanh nghiệp tại xứ sở kim chi. Việt Nam được coi là thị trường quan trọng thứ ba của Tập đoàn Lotte, sau Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tuy nhiên, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam kỳ vọng thủ tục đầu tư, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp start-up của Việt Nam sẽ đồng bộ hơn, tạo thêm cơ hội tiếp cận doanh nghiệp khởi nghiệp tài năng qua các cuộc xúc tiến giao thương, đầu tư trực tiếp.

-
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025 -
Giảm tối đa tình trạng vốn ảo, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp -
Vietnam Airlines hợp tác liên danh với Saudia, tăng cường kết nối giữa Việt Nam và Trung Đông -
Cục Thuế cam kết đồng hành hộ kinh doanh trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử -
Đưa thương mại Việt Nam - Australia sớm đạt 20 tỷ USD
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh