
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm -
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
Mục tiêu mà lãnh đạo G7 Taxi đặt ra là đưa thương hiệu này thành thương hiệu taxi lớn nhất Việt Nam trong vòng 2 năm thông qua chiến lược bắt tay với các hãng taxi truyền thống. |
Điều đáng chú ý, G7 Taxi ra đời dưới mô hình là đơn vị chỉ phát triển thương hiệu mà không sở hữu một phương tiện nào.
Theo đó, G7 Taxi chỉ sử dụng sức mạnh tài chính để phát triển thị trường, khách hàng và hợp tác với các đơn vị taxi truyền thống có thương hiệu tốt, người lái tốt, phương tiện tốt và tài chính tốt để cung cấp dịch vụ vận tải cho khách hàng.
Trước khi ra mắt chính thức thương hiệu này, ngày 14/8, G7 Taxi đã ký kết hợp đồng hợp tác với 3 đơn vị taxi thuộc top đầu Hà Nội là taxi Thành Công, taxi Ba Sao và taxi Sao Hà Nội nhằm đi tới thỏa thuận áp dụng tất cả các phương tiện của cả 3 hãng taxi trên đều chuyển đổi hoạt động dưới cùng một bộ nhận diện chung G7 Taxi.
Sau khi hợp tác cùng chung bộ nhận diện thương hiệu, 3 đơn vị taxi này quy tụ khoảng 3.000 xe biến G7 Taxi thành thương hiệu taxi có số lượng taxi lớn nhất tại Hà Nội hoạt động trên phạm vi 12 quận nội thành.
Mô hình này ra đời trong bối cảnh, Hà Nội hiện có 70 hãng xe taxi và khoảng 17.000 xe nhưng có rất ít hãng taxi có số lượng trên 1.000 xe nên khó cạnh tranh được với taxi công nghệ Grab.
Tại buổi ra mắt thương hiệu này, ông Nguyễn Anh Quân, Tổng giám đốc G7 Taxi đã bày tỏ tham vọng G7 Taxi sẽ trở thành thương hiệu Taxi Việt Nam lớn nhất trong vòng 2 năm.
Để thực hiện mục tiêu này, chiến lược mà G7 áp dụng là sẽ hợp tác với tất cả các đơn vị taxi truyền thống tại Việt Nam.
Ông Quân cũng khẳng định: “Tại G7 Taxi, các đơn vị taxi tham gia đều có quyền tham gia vào Hội đồng quản trị, quyết định các vấn đề quan trọng mang tính định hướng lâu dài của công ty”.
Đại diện công ty này cũng khẳng định, G7 Taxi hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các hãng taxi công nghệ khi áp dụng mức giá cước cạnh tranh nhất trên thị trường khi niêm yết mức giá cước chỉ từ 9.900 đồng/km và không áp dụng tăng giá giờ cao điểm.
“Theo tính toán của đơn vị, mức giá cước này trung bình thấp nhất tại thị trường Hà Nội, thấp hơn phần lớn mức cước mà Grab áp dụng ngay cả trong giờ thấp điểm. Trong khi đó, khách hàng chỉ cần chờ 2 phút là đã có xe phục vụ. Với những khách hàng không tải ứng dụng G7 Taxi có thể hoàn toàn hỏi giá cước tài xế dựa trên phần mềm của lái xe”, vị đại diện này nói.

-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa -
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower