Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Grab lại đứng trước nguy cơ bị quản lý như taxi truyền thống
Anh Minh - 10/10/2018 10:29
 
Sẽ không còn khái niệm taxi điện tử trong dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP) mới nhất vừa được Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến quy định về quản lý xe chở khách dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe).
Vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến quy định về quản lý xe chở khách dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe).

Bộ Giao thông vận tải vừa gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện lại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP.

Dự thảo Nghị định này đã được Bộ Giao thông vận tải tiếp thu ý kiến của Ủy ban kinh tế của quốc hội; Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ; Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Hiệp hội Taxi: Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh; Công ty và Đảng ủy Công cổ phần Anh Dương Việt Nam; Công ty TNHH Thành Bưởi.

Đối với quy định về quản lý xe chở khách dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) –vấn đề vẫn đang gây rất nhiều tranh cãi , Bộ Giao thông vận tải cho biết, trên cơ sở hiện trạng hiện nay về hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (kể cả người lái xe) kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng sử dụng hợp đồng vận điện tử (cước chuyến đi được tính theo phần mềm đặt xe kết nối với hành khách thông qua môi trường mạng) so với hoạt động của xe taxi có nhiều điểm tương đồng và cần có quy định chung để quản lý như nhau nhằm đảm bảo sự công bằng, công khai minh bạch và chịu quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh như nhau.

Với lý do này, Bộ Giao thông vận tải đồng thuận với ý kiến đề xuất quản lý của các cơ quan (Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội Taxi: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty và Đảng ủy Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam).

Với quan điểm này, việc quản lý xe dưới 9 chỗ hoạt động vận tải hành khách có ứng dụng phần mềm sẽ được quản lý như xe taxi (phương án này sẽ bỏ quy định xe taxi điện tử) và bổ sung làm rõ khái niệm về kinh doanh xe taxi: “Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là việc sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) để vận chuyển hành khách, có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước chuyến đi được tính theo đồng hồ tính tiền hoặc tính theo phần mềm đặt xe kết nối với hành khách thông qua môi trường mạng”; điều chỉnh quy định: “Hợp đồng vận tải điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định này, pháp luật về dân sự và giao dịch điện tử”.

Nếu theo phương án này, thì toàn bộ các xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (kể cả người lái xe) kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng sử dụng hợp đồng vận điện tử (cước chuyến đi được tính theo phần mềm đặt xe kết nối với hành khách thông qua môi trường mạng) đã được cấp phù hiệu xe hợp đồng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì phải quy định lộ trình (trước ngày 1/7/2019) thực hiện cấp đổi phù hiệu xe taxi và thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh của xe taxi theo quy định tại Nghị định này (theo quy định này thì xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ không được thực hiện hợp đồng vận tải điện tử).

Trong trường hợp quy định này được thông qua, toàn bộ các xe đang kết nối phần mềm kết nối điện tử như Grab, sẽ phải gắn phù hiệu “XE TAXI” gắn trên kính xe; niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo quy định; đồng thời phải có hộp đèn với chữ "TAXI" gắn cố định trên nóc xe.

Theo dự thảo vừa được Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng, đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, trường hợp sử dụng đồng hồ tính tiền: trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì và có thiết bị in hoá đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền và trả cho hành khách khi kết thúc hành trình. Phiếu thu tiền phải có các thông tin tối thiểu gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả (VND). Đồng hồ tính tiền và thiết bị in phải được gắn cố định tại vị trí hành khách dễ quan sát.

Trường hợp sử dụng phần mềm: phải đảm bảo kết nối và cung cấp cho hành khách trước khi thực hiện vận chuyển các nội dung tối thiểu gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả (VND). Phần mềm phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trước khi thực hiện.

Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi tính tiền thông qua phần mềm phải gửi hóa đơn điện tử của chuyến đi cho hành khách và gửi thông tin về hóa đơn điện tử về Tổng cục Thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trước đó, trong quá trình góp ý, một số cơ quan bao gồm: VCEM, VCCI, các doanh nghiệp vận tải Thái Nguyên, một số chuyên gia kinh tế,… cho rằng trước xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0, các loại hình hay cách thức kinh doanh mới xuất hiện, quản lý nhà nước vừa phải tạo lập được môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng, bình đẳng, vừa phải tạo điều kiện để các mô hình kinh doanh mới, các doanh nghiệp công nghệ xuất hiện và phát triển; thúc đẩy chuyển đổi loại hình kinh doanh truyền thống.

Theo quy điểm này thì cần có “Hợp đồng vận tải điện tử” và “taxi điện tử” và cần bỏ một số nội dung quy định nhằm tạo điều kiện cho phát triển. Ví dụ: đề nghị bỏ việc thông báo danh sách hành khách về Sở GTVT; bỏ quy định 1 chuyến xe chỉ có 1 hợp đồng; bỏ quy định doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải hợp đồng điện tử phải có bộ phận an toàn giao thông; đề nghị cả hộ kinh doanh cũng được thực hiện hợp đồng vận tải điện tử.

Với quan điểm này, việc quản lý xe dưới 9 chỗ hoạt động vận tải hành khách có ứng dụng phần mềm sẽ được quản lý theo Hợp đồng vận tải điện tử và bổ sung quy định taxi điện tử (như quy định tại dự thảo Nghị định đã trình Chính phủ tại Tờ trình 8354/TTr-BGTVT ngày 31/7/2018.

Bộ GTVT đồng ý triển khai dịch vụ Grabtaxi cho hãng taxi tại Nam Định, Hà Nam
Việc triển khai dịch vụ Grabtaxi tại Nam Định, Hà Nam sẽ do Chi nhánh Công ty TNHH TM&DL Nguyên Minh triển khai trên hơn 200 đầu xe của đơn vị này.
Bình luận bài viết này
  • Lyduong 21:55 | 26-10-2018
    Đã kinh doanh thì phải tuân theo luật thị trường, thuế, và các điều kiện về môi trường, giao thông
Xem thêm trên Báo Đầu Tư