-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
. |
Lão tướng hơn nửa thế kỷ
“Lão tướng” Nguyễn Đoàn Thăng là một nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất trong quá trình phát triển của Rạng Đông (mã RAL, sàn HoSE). Ông ghi dấu ấn khá đặc biệt trong giới kinh doanh với hình ảnh một người lãnh đạo lớn tuổi (sinh năm 1943), nhưng tỏ ra khá năng động, phát triển một doanh nghiệp kinh doanh bám sát ngành nghề truyền thống sản xuất công nghiệp thuần túy, nhưng vẫn cạnh tranh tốt trên thương trường khốc liệt.
Mấy năm gần đây, Rạng Đông đều đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận khá ấn tượng. Lợi nhuận bình quân trong giai đoạn 5 năm trở lại đây đều đạt gấp khoảng 2 lần vốn điều lệ. Giai đoạn 2015 - 2019, Công ty đều chia cổ tức rất cao bằng tiền mặt với tỷ lệ từ 35 - 50%. Riêng năm 2019, lợi nhuận có sụt giảm mạnh (giảm 42% so với năm 2018) do ảnh hưởng của sự cố cháy Nhà máy Rạng Đông hồi tháng 8/2019, nhưng doanh nghiệp này vẫn giữ cổ tức 50% như các năm trước và thu nhập người lao động vẫn tăng so với năm 2018.
Làm việc ở Rạng Đông từ năm 1964, từ vị trí ban đầu là kỹ sư thiết kế, ông Thăng đã trải qua nhiều vị trí khác nhau như: Tổ trưởng Tổ Thực tập ngành sản xuất bóng đèn tại Hungary, Phó trưởng phòng Kỹ thuật công nghiệp, Trợ lý Giám đốc, Phó giám đốc kỹ thuật, quyền Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT.
Bộn bề phía trước
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư mới đây, ông Nguyễn Đoàn Kết, Phó chủ tịch HĐQT Rạng Đông cho biết, Công ty vẫn chưa có kế hoạch cụ thể gì về nhân sự thay thế ông Nguyễn Đoàn Thăng tại vị trí Chủ tịch HĐQT. Các hoạt động của Công ty vẫn diễn ra bình thường và một trong những việc đang triển khai là di chuyển Nhà máy đến vị trí mới, dự kiến là Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Có vốn đầu tư lên đến 2.500 tỷ đồng, dự án tại Hòa Lạc của Rạng Đông bị chậm tiến độ do ảnh hưởng của Covid-19. Khi xây dựng dự án này, Rạng Đông dự kiến cơ cấu lại sản phẩm gồm 3 nhóm: tiếp tục sản xuất các sản phẩm phổ thông để duy trì quy mô hoạt động, mở rộng sản xuất các sản phẩm chất lượng cao để xuất khẩu, nhóm các sản phẩm công nghệ sinh thái led 4.0.
Tham vọng là vậy, nhưng Rạng Đông đang phải đối mặt với những thách thức trong chặng đường phía trước. Nhận thức khá rõ những “bấp bênh” trong kinh doanh, doanh nghiệp này đã đưa ra kế hoạch kinh doanh 2020 với 2 phương án. Phương án 1 tích cực hơn với mục tiêu doanh thu 3.400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 200 tỷ đồng, cổ tức 50% bằng tiền. Phương án kinh doanh 2 kém lạc quan hơn với mục tiêu doanh thu chỉ 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng và cổ tức chỉ là 30% bằng tiền.
Trong khi đó, cán cân tài chính của Rạng Đông không thực sự vững vàng do tỷ lệ nợ đang ở mức khá cao. Tại thời điểm cuối tháng 6/2020, nợ phải trả của Công ty có quy mô là 2.224 tỷ đồng, cao gấp 2,4 lần vốn chủ sở hữu. Rủi ro thu nợ cũng có tín hiệu gia tăng khá nhanh khi các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn đã tăng gấp 6 lần thời điểm đầu năm, đạt 31,4 tỷ đồng.
Công ty đang có nguồn tiền ở mức khá, với khoản mục tiền (và tương đương tiền) 662,9 tỷ đồng, nhưng nếu so với nhu cầu đầu tư nhà máy tại Hòa Lạc với 2.500 tỷ đồng, thì số tiền trên chưa thấm vào đâu. Ngoài ra, các hoạt động kinh doanh hàng ngày cũng đòi hỏi nguồn tài chính lớn, riêng giá vốn hàng bán trong quý II/2020 đã ở mức 615,6 tỷ đồng. Các khoản chi phí khác gồm chi phí bán hàng là 165,4 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp 54,8 tỷ đồng, chi phí tài chính 17,4 tỷ đồng…
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"