-
MyPoint: Ứng dụng tiên phong tích điểm đổi quà được người dùng Việt Nam yêu thích -
Việt Nam có công nghệ wifi tốc độ 10Gbps, 1.500 thiết bị truy cập cùng lúc -
Hé lộ hậu trường phát triển GenAI của VNPT gây ấn tượng tại Innovate Viet Nam 2024 -
HMD Global lặng lẽ "chia tay" Nokia: Kết thúc một huyền thoại -
Khánh thành Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật viên ATP chip bán dẫn -
Meta và loạt ông lớn công nghệ tới Việt Nam: Sức hấp dẫn của môi trường đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp
Tới 12,5 tỷ USD qua những nhấp chuột
Thống kê của Bộ Công thương cho thấy, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam trung bình 20%/năm, được xếp vào nhóm 5 quốc gia hàng đầu thế giới. Trong đó, doanh thu xuất khẩu qua thương mại điện tử tại Việt Nam đạt 80.700 tỷ đồng năm 2022, dự kiến đạt 256.100 tỷ đồng (tương đương 11,1 tỷ USD) vào năm 2026.
Nghiên cứu của Access Partnership nhận định, doanh thu xuất khẩu thương mại điện tử của Việt Nam có thể tăng tiếp lên gần 300.000 tỷ đồng (tương đương 12,5 tỷ USD) vào năm 2027 nếu như các doanh nghiệp trong nước được hỗ trợ đầy đủ và đẩy nhanh tốc độ áp dụng để xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ.
Báo cáo của Amazon cho thấy, năm 2022, có khoảng 10 triệu sản phẩm từ doanh nghiệp Việt được bán trên Amazon. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam bán hàng trên Amazon tăng hơn 45%.
Thương mại điện tử xuyên biên giới đang tái thiết chuỗi cung ứng toàn cầu, làm thay đổi cuộc chơi xuất nhập khẩu hàng hóa. Theo đó, chuỗi cung ứng truyền thống đưa hàng hóa từ nhà sản xuất qua nhà xuất khẩu - nhà nhập khẩu - nhà bán buôn - nhà bán lẻ đến tay khách hàng. Hành trình phức tạp, qua nhiều khâu trung gian làm tốn chi phí, thời gian. Trong khi ở mô hình thương mại điện tử xuyên biên giới, hàng hóa đi thẳng từ nhà máy, nhà xuất khẩu hay chủ thương hiệu đến tay khách hàng (B2C, B2B). Điều này giúp tối ưu hoá chuỗi cung ứng sản phẩm.
Bà Lại Việt Anh, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) đánh giá, bên cạnh xu hướng thương mại điện tử trên di động, mạng xã hội, thì thương mại điện tử xuyên biên giới đang là xu hướng nổi bật. Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử xuyên biên giới tăng hơn 2 lần so với thương mại điện tử nói chung. Tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử bán lẻ trên 20%/năm. Đây là một ngành mới được đánh giá có nhiều tiềm năng và phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế số của Chính phủ.
Nhận diện rào cản
Dù mở ra nhiều cơ hội, tiềm năng, nhưng các doanh nghiệp Việt đang phải đối mặt với rào cản khi gia nhập sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.
Theo bà Lại Việt Anh, có 4 rào cản đối với doanh nghiệp xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.
Thứ nhất, là rào cản về quy định, về kỹ thuật rất khắt khe của thị trường nhập khẩu.
Thứ hai, là rào cản về năng lực của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ, khi khó có thể có được đội ngũ chuyên nghiệp để nghiên cứu, đánh giá phát triển thị trường cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Thứ ba, là rào cản về chi phí. Để tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, đòi hỏi chi phí rất lớn của doanh nghiệp. Bên cạnh chi phí sản xuất, phân phối thông thường, còn chi phí để đưa doanh nghiệp thâm nhập thị trường, chi phí vận tải, chi phí thanh toán ngoại tệ…
Thứ tư, là rào cản thông tin về những quy định của từng thị trường cũng như thông tin về nhu cầu đối với sản phẩm, thông tin về những quy định, khung khổ pháp lý của thị trường đó để có thể tham gia một cách hiệu quả và cạnh tranh cao nhất.
Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho rằng, Việt Nam đang ở giai đoạn mới trong quá trình chuyển từ xuất khẩu truyền thống sang xuất khẩu online, do vậy vẫn còn nhiều khoảng trống về chính sách cần khắc phục.
“Có 88% doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát nhận thức được tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với năng lực xuất khẩu của họ, nhưng 80% trong số đó cũng thừa nhận họ thiếu thông tin về các quy định liên quan ở thị trường nước ngoài như các quy định về tính tuân thủ sản phẩm. Những quy định này liên tục thay đổi theo thời gian, theo thị trường. Ngoài ra, còn có những thách thức khác khi vận hành xuất khẩu online như logistics, thanh toán, pháp lý, xây dựng thương hiệu…”, ông Seong nói.
Có thể thấy, để gia nhập thương mại điện tử xuyên biên giới, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải cải thiện năng lực cạnh tranh, đầu tư mạnh mẽ hơn cho công nghệ, hạ tầng, nguồn nhân lực. Ngoài ra, khi tham gia thị trường xuất khẩu online, doanh nghiệp cần tìm hiểu các quy định về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa cũng như các quy định về pháp lý liên quan của thị trường nước nhập khẩu, bảo đảm hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng, có các chứng nhận phù hợp với yêu cầu thị trường.
Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh đào tạo kiến thức về marketing; xây dựng định hướng kinh doanh, bảo vệ thương hiệu trong thương mại điện tử xuyên biên giới. Đồng thời, doanh nghiệp cần nắm rõ quy trình vận hành logistics trong thương mại điện tử xuyên biên giới, cách thức bảo quản hàng hóa hiệu quả và tính toán được phương án logistics tối ưu, chi phí thấp để hàng hóa có giá bán cạnh tranh nhất.
-
MyPoint: Ứng dụng tiên phong tích điểm đổi quà được người dùng Việt Nam yêu thích -
Hàng triệu người "buôn thúng bán mẹt" online sẽ được đăng ký kinh doanh -
Tính năng nổi bật nhất của iPhone 16 bị chê vô dụng -
Apple sẽ hợp nhất nút Hành động và âm lượng trên iPhone 17? -
Việt Nam có công nghệ wifi tốc độ 10Gbps, 1.500 thiết bị truy cập cùng lúc -
Hé lộ hậu trường phát triển GenAI của VNPT gây ấn tượng tại Innovate Viet Nam 2024 -
OpenAI huy động được số vốn kỷ lục, định giá công ty đạt 157 tỷ USD
-
1 Có thể phải điều chỉnh thời gian hoàn thành Dự án sân bay Long Thành -
2 Vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Những con số mặn đắng nước mắt -
3 Đánh thuế bất động sản thứ hai: Người đi thuê hoặc mua nhà ở thực sẽ chịu thiệt -
4 Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Nhắm đích cuối năm 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
- Halcom Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” năm 2024