
-
Thủ tướng: Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản
-
Chủ tịch Thaco xúc động, hứa thực hiện hoài bão của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
-
Thương nhớ Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Một thời cống hiến cho sự nghiệp tìm tài nguyên cho đất nước
-
Các Tổng lãnh sự quán nước ngoài tại TP.HCM tiếc thương nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
-
Nắn nót từng dòng chữ Việt, người bạn Lào thương tiếc nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương -
TP.HCM trang trọng tổ chức lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
![]() |
Ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) |
Trên thực tế, tái cơ cấu đơn vị sự nghiệp công đã được bắt đầu thực hiện từ năm 2002 bằng Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, nhưng kết quả chưa được như mong muốn, thưa ông?
Nhằm tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp công nâng cao tính chủ động trong cung cấp dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao thu nhập của người lao động và giảm sự bao cấp từ ngân sách nhà nước, năm 2002, Chính phủ trao cho đơn vị sự nghiệp công một số quyền, trong đó có quyền tự chủ hoàn toàn hoặc một phần về tài chính trong chi tiêu thường xuyên.
Sau một thời gian thực hiện, cơ chế tự chủ tài chính này đã cho thấy rõ tính ưu việt, phù hợp với cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa, nên năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP thay thế Nghị định 10/2002/NĐ-CP để tiếp tục mở rộng quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp. Bên cạnh tự chủ về tài chính, đơn vị sự nghiệp còn được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế.
Sau một thời gian thực hiện cho thấy, việc mạnh dạn trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp công chủ động tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ; phát huy mọi khả năng để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.
Như vậy, thực hiện cơ chế tự chủ đã đạt được kết quả ban đầu.
Kết quả cụ thể thế nào?
Theo số liệu tổng kết thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP thì với trên 30.000 đơn vị sự nghiệp công hiện nay, có khoảng 1.100 đơn vị đã tự bảo đảm được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; trên 11.000 đơn vị tự chủ được một phần kinh phí chi thường xuyên và khoảng 18.000 đơn vị vẫn được ngân sách nhà nước cấp toàn bộ kinh phí chi thường xuyên.
Như vậy, số đơn vị sự nghiệp công phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nước còn rất lớn?
Cả nước có 11.160 xã, phường, thị trấn. Mỗi đơn vị hành chính cấp xã có 1 - 2 trường tiểu học. Thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục, tất cả cơ sở sở giáo dục tiểu học công lập đều không thu học phí, nên được ngân sách nhà nước cấp toàn bộ kinh phí hoạt động. Như vậy, nếu trừ đi cơ sở giáo dục tiểu học công lập và cơ sở y tế cấp xã, thì số đơn vị công lập chưa tự chủ về tài chính không nhiều.
Và đó là cơ sở để Chính phủ ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP, thưa ông?
Nghị định 16/2015/NĐ-CP nhằm đổi mới toàn diện đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính với tinh thần đơn vị nào tự chủ cao về tài chính thì được tự chủ cao trong triển khai nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự. Đây có thể được coi là cơ sở pháp lý để đẩy mạnh xã hội hóa, là cơ sở pháp lý để tái cơ cấu đơn vị sự nghiệp công lập nhằm cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân, nhưng vẫn bảo đảm cho các đối tượng chính sách và người nghèo được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu với chất lượng cao hơn.
Một trong những vướng mắc lớn nhất kể khi bắt đầu giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công là bao cấp về giá, phí dịch vụ thì Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã xử lý được theo tinh thần xóa bỏ bao cấp giá, phí dịch vụ, từng bước tính đủ tiền lương, chi phí thường xuyên. Theo đó, đến năm 2016, đơn vị sự nghiệp công tự chủ được tính giá dịch vụ công cả chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp; đến năm 2018, tính đủ cả chi phí quản lý và từ năm 2020 tính cả khấu hao tài sản cố định.
Với việc tính đúng, tính đủ chi phí, liệu chất lượng dịch vụ công có tương xứng với “đồng tiền bát gạo” mà người dân bỏ ra?
Hiện đã có 5 trường đại học xung phong tự chủ hoàn toàn về tài chính, cả chi thường xuyên lẫn chi đầu tư; nhiều khoa đào tạo, khám chữa bệnh chất lượng cao của một số trường đại học, bệnh viện cũng tự nguyện tự chủ hoàn toàn về tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. Thực tế cho thấy, chất lượng dịch vụ do các đơn vị này cung cấp không hề thua kém đơn vị sự nghiệp tư, kể cả đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài.
Số người làm việc tại đơn vị sự nghiệp công hiện khoảng 2,3 triệu người, bằng 80% tổng số biên chế và 80% quỹ lương của khu vực hành chính - sự nghiệp. Thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP về giao quyền tự chủ, tiến tới cho phép đơn vị sự nghiệp công được quản lý như mô hình doanh nghiệp và thí điểm cổ phần hóa là bước đột phá trong tái cơ cấu đơn vị sự nghiệp công, là đòn bẩy để thực hiện cải cách tiền lương.

-
Thủ tướng: Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản
-
Hải Phòng cần công tâm, hài hòa, thống nhất cao trong sắp xếp cán bộ sau sáp nhập
-
Chủ tịch Thaco xúc động, hứa thực hiện hoài bão của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình
-
Thương nhớ Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Một thời cống hiến cho sự nghiệp tìm tài nguyên cho đất nước -
Các Tổng lãnh sự quán nước ngoài tại TP.HCM tiếc thương nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương -
Nắn nót từng dòng chữ Việt, người bạn Lào thương tiếc nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương -
TP.HCM trang trọng tổ chức lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương -
Luật hóa quy định xử lý trường hợp nước ngoài từ chối yêu cầu dẫn độ của Việt Nam -
Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng đồng chí Trần Đức Lương -
Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Malaysia, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số