-
Ngày 14/12, Bình Phước công bố quy hoạch và khởi công hàng loạt dự án quan trọng -
Quảng Trị chỉ đạo hỏa tốc bàn giao mặt bằng dự án sân bay 5.800 tỷ đồng -
Thành lập Khu Công nghệ cao Hà Nam -
Quảng Ngãi chi 130 tỷ đồng nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh -
Nghiên cứu tối ưu hóa vị trí nhà ga của tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành -
Khu thương mại tự do Đà Nẵng được bố trí tại 10 vị trí không liền kề
Sân bay Nà Sản xuống cấp nghiêm trọng, cần đầu tư mới để khai thác, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Ảnh: Thu Thùy |
Phân kỳ 2 giai đoạn
UBND tỉnh Sơn La vừa có Tờ trình số 136/TTr - UBND gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản.
Điểm nhấn quan trọng nhất tại Tờ trình số 136 là việc kiến nghị ban hành Nghị quyết của Chính phủ giao UBND tỉnh Sơn La đề xuất, kêu gọi đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản theo phương thức PPP, đồng thời giao tỉnh này quản lý, tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng Cảng hàng không Nà Sản để huy động nguồn lực xã hội hóa vào đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng cảng hàng không.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi UBND tỉnh Sơn La kiến nghị Chính phủ cho phép đầu tư sớm sân bay Nà Sản, thay vì phải đợi sau năm 2030, một phương án đầu tư có tính khả thi cao theo hình thức PPP đã được địa phương này trình lên cấp có thẩm quyền.
Theo đề xuất của UBND tỉnh Sơn La, Cảng hàng không Nà Sản sẽ tiếp tục được xây dựng trên nền sân bay cũ tại huyện Mai Sơn với diện tích khoảng 249 ha (diện tích cần mở rộng thêm khoảng 78,5 ha).
Việc đầu tư sẽ được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn I bao gồm việc xây dựng Cảng hàng không Nà Sản đạt tiêu chuẩn là cảng hàng không cấp 4C (theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp I đạt công suất 1 triệu hành khách/năm; 350 tấn hàng hóa/năm. Giai đoạn II, Dự án sẽ mở rộng các hạng mục để đạt công suất 2 triệu hành khách/năm; khoảng 6.000 tấn hàng hóa/năm, đảm bảo phù hợp với quy hoạch sau năm 2030.
Do sân bay Nà Sản hiện hữu đã xuống cấp nghiêm trọng, nên toàn bộ hạng mục khu bay và hàng không dân dụng sẽ phải đầu tư mới, bao gồm: đường cất hạ cánh có kích thước 2.600x45m, kết cấu bê tông xi măng đảm bảo khai thác máy bay A320, A321 và các máy bay quân sự Su27, Su30MK; đường lăn bê tông xi măng; sân đỗ cho 5 tàu bay A320/321; hệ thống tín hiệu dẫn đường, khí tượng; nhà ga hành khách có diện tích 3.000 m2; nhà điều hành; hệ thống hạ tầng kỹ thuật; đường giao thông kết nối; Đài kiểm soát không lưu…
Với quy mô và số lượng các hạng mục cần đầu tư khá lớn, nên tổng mức đầu tư Dự án lên tới 3.028 tỷ đồng, trong đó giai đoạn I cần 2.500 tỷ đồng sẽ được thu xếp bằng hình thức PPP kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước của tỉnh Sơn La và vốn của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM).
Trong đó, Dự án thành phần 1 (giải phóng mặt bằng và hỗ trợ di dời đường lăn, sân đỗ quân sự) có tổng mức đầu tư 274 tỷ đồng sẽ thực hiện theo hình thức đầu tư công từ ngân sách địa phương; Dự án thành phần 2 (các công trình quản lý bay), có tổng mức đầu tư 180 tỷ đồng do VATM thực hiện bằng vốn doanh nghiệp; Dự án thành phần 3 (xây dựng cảng hàng không), có tổng mức đầu tư 1.928,4 tỷ đồng thực hiện theo hình thức PPP.
“Tỉnh Sơn La cam kết bố trí khoảng 450 tỷ đồng gồm: chi phí thực hiện công tác GPMB 250 tỷ đồng; chi phí di dời đường lăn, sân đỗ quân sự khoảng 24 tỷ đồng, phần còn lại khoảng 176 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư xây dựng một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật”, ông Hoàng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết.
Những điều kiện cần
Tại Tờ trình số 136, UBND tỉnh Sơn La tính toán, với phương án vốn nói trên, Dự án xây dựng Cảng hàng không Nà Sản theo phương thức PPP sẽ có thời gian hoàn vốn là 47 năm, 3 tháng.
Song để Dự án có thể được phê duyệt chủ trương đầu tư, tiến tới xúc tiến, kêu gọi nhà đầu tư, UBND tỉnh Sơn La cần phải thỏa mãn ít nhất 2 điều kiện là Quy hoạch hệ thống cảng hàng không sân bay toàn quốc; Đề án Định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không; Quy hoạch điều chỉnh Cảng hàng không Nà Sản cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo ông Hoàng Quốc Khánh, trong thời gian qua, UBND tỉnh Sơn La đã phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu đề xuất và kiến nghị phương thức đầu tư Cảng hàng không Nà Sản theo hai hướng.
Một là, đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (theo Luật Đầu tư công).
Hai là, đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - đơn vị đang quản lý, khai thác sân bay Nà Sản (theo Luật Đầu tư).
Cả hai phương án trên đều gặp khó khăn do nguồn vốn đầu tư của ACV và ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 còn hạn chế, chưa thể cân đối cho Dự án. Bản thân ACV cũng đã có văn bản chính thức thông báo việc đơn vị này không thể huy động vốn cho dự án trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 và đề nghị địa phương chủ động kêu gọi vốn xã hội hóa nếu muốn đầu tư sớm hơn.
“Tuy nhiên, ngay cả khi ACV không đầu tư xây dựng thì cần phải điều chỉnh, sửa đổi quy định tại khoản 1, Điều 48, Nghị định số 05/2021/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay để giao UBND tỉnh Sơn La đề xuất, kêu gọi đầu tư, thay cho việc Bộ GTVT đề xuất. Việc thay đổi nội dung này thuộc thẩm quyền của Chính phủ”, ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT nói.
Đây cũng là lý do mà UBND tỉnh Sơn La cần có trong tay Nghị quyết của Chính phủ về việc giao địa phương này quản lý, đầu tư Dự án cảng hàng không Nà Sản theo phương thức PPP.
Ông Hoàng Quốc Khánh nhấn mạnh, việc giao UBND tỉnh Sơn La là cơ quan có thẩm quyền thực hiện Dự án Cảng hàng không Nà Sản là cơ sở pháp lý quan trọng để địa phương thực hiện các bước tiếp theo như: tổ chức làm việc với các bộ, ngành Trung ương để triển khai những thủ tục về quy hoạch, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài sản công... tại Cảng hàng không Nà Sản theo quy định.
“Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao một số địa phương như Lào Cai, Quảng Trị là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện các dự án cảng hàng không trên địa bàn theo PPP. Đây là tiền lệ để giao UBND tỉnh Sơn La chủ động kêu gọi đầu tư sớm sân bay Nà Sản”, ông Khánh cho biết.
Thời gian chuẩn bị dự án: quý II/2022 - quý II/2023;
Thời gian thực hiện dự án: quý III/2023 - quý IV/2025;
Thời gian vận hành khai thác: từ năm 2026.
-
Nghiên cứu tối ưu hóa vị trí nhà ga của tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành -
Khu thương mại tự do Đà Nẵng được bố trí tại 10 vị trí không liền kề -
Đà Nẵng cần bao nhiêu vốn để xây Khu thương mại tự do? -
Khai trương Công viên Logistics đầu tiên, hiện đại nhất Việt Nam -
Thêm dự án Khu dân cư tại huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa -
TP.HCM ra tiêu chí đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, gỡ vướng cho loạt đất vàng -
Quảng Nam: Cần hơn 1.340 tỷ đầu tư 7 dự án khu dân cư, khu tái định cư
-
1 Bộ Công an khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình tại tỉnh Bắc Ninh -
2 Ngân hàng mạnh tay tăng lãi suất tiền gửi: Không phải do thanh khoản căng -
3 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/12 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/12
- PJICO tham dự Ngày hội “Hành trình nghề nghiệp và Kết nối việc làm” năm 2024
- Nhà thông minh biết nói Comfee: Bước tiến mới về công nghệ gia dụng
- Agribank dành hơn 14 tỷ đồng tặng khách hàng tham gia chương trình “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”
- Larue tiếp tục hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân Tiền Giang
- KCN Lai Vu mời thẩm định giá đối với máy móc thiết bị lắp đặt tại Nhà máy Xử lý nước thải
- Acecook Việt Nam và những nỗ lực vì một Việt Nam phát triển bền vững