Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 08 tháng 01 năm 2025,
Rộn rã lễ hội pháo đất ở Hải Dương
Hoàng Nam - 17/02/2014 00:05
 
Những quả pháo đất trước kia được nữ tướng Lê Chân dùng đánh lạc hướng quân giặc đã thành trò chơi dân gian truyền thống vào dịp Tết hoặc sau thu hoạch. >>> >>> >>>  
phaodat13-9761-1392526599.jpg

Sáng 15/2, tại lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) diễn ra lễ làm pháo đất, với sự tham dự của khoảng 100 người đến từ nhiều huyện trong tỉnh Hải Dương. Tương truyền từ thời Hai Bà Trưng, do tương quan lực lượng hai bên không cân xứng nên nữ tướng Lê Chân đã cho binh lính làm những quả pháo đất tạo tiếng nổ giống tiếng pháo thần công để đánh lạc hướng quân giặc. Ngày nay, pháo đất đã thành trò chơi truyền thống của người dân địa phương.

phaodat14-8108-1392526599.jpg

Theo quy định, mỗi đội chơi có 20 pháo thủ, gieo 7 loạt pháo, loạt đầu 7 quả, mỗi loạt sau 6 quả. Đây là môn chơi cần tinh thần đồng đội rất cao để hỗ trợ nhau khi chuẩn bị gieo pháo.

phaodat1-5720-1392526598.jpg

Đất làm pháo phải là đất triều, tức là được lấy từ các vùng đất trũng ngập nước hoặc ruộng, sau đó mang về nhào kỹ và nhặt sạch sạn.

phaodat2-8031-1392526598.jpg

Ông Văn Quyển (đội chơi xã Minh Đức) cho biết, đất không được nhặt sạch và thái không chắc tay, khi gieo xuống tiếng nổ sẽ không vang.

phaodat3-3804-1392526598.jpg

Phần đất thừa khi cắt ra sẽ được nặn thành những quả kê để đỡ thành pháo.

phaodat4-6760-1392526598.jpg

Những quả pháo được tạo hình rất nhanh dưới bàn tay điêu luyện của các pháo thủ.

phaodat5-8397-1392526598.jpg

Anh Trần Cao Đạt (xã An Đức) cho biết, phải nén pháo thật chặt để khi nâng lên gieo, pháo không bị thủng.

phaodat6-6625-1392526598.jpg

Đội chơi xã An Cư chọn làm pháo Khênh (hay còn gọi là pháo khô) để gieo. Loại pháo này phải được gieo trên nền gạch khô. Trong lúc đồng đội nặn pháo, anh Quốc Phong đang rải tro trên mặt sân để hút ẩm.

phaodat7-4517-1392526598.jpg

Có hai loại pháo được gieo là pháo Khênh và pháo Quỳ. Trong đó pháo Quỳ khá khó gieo bởi người chơi phải quỳ xuống và chỉ được sử dụng lực của nửa người trên.

phaodat8-3932-1392526598.jpg

Pháo Khênh thì có trọng lượng nặng hơn (quả pháo trong ảnh nặng hơn 70 kg) nên các đồng đội phải hỗ trợ người gieo mới khênh được pháo lên. Người gieo pháo Khênh phải có sức khỏe để gieo được càng xoáy càng tốt

phaodat11-6875-1392526599.jpg

Pháo gieo phải nổ rền, tiêu chí chấm điểm chính là yếm pháo (thành pháo) phải văng ra đều và dài. Sau một ngày thi đấu, đội xã Minh Đức (huyện Tứ Kỳ) đã giành giải Nhất với 551 điểm; giải Nhì thuộc về xã Nghĩa An (huyện Ninh Giang), giải Ba thuộc về xã Quang Khải (huyện Tứ Kỳ).

Lê Chân là nữ tướng của Hai Bà Trưng và bà được coi là người có công khai khẩn lập nên vùng đất đời sau phát triển thành Hải Phòng.

Tương truyền, năm 40, khi Hai Bà Trưng dấy binh, bà Lê Chân đem theo binh lính gia nhập quân khởi nghĩa. Bà thường được cử làm nữ tướng tiên phong, lập nhiều chiến công và được phong là Thánh Chân công chúa... Năm 43, Mã Viện lại đưa quân sang xâm lược, quân Hai Bà Trưng chống cự không nổi, hai Bà trầm mình xuống Hát Giang tự vẫn, và bà Lê Chân cũng mất năm đó.

Biển người ngồi ngoài đường dự lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh
Tối nay 13/2 hàng vạn người đến cầu an, giải hạn chật kín chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) . Vào ngày này không thể có được chỗ trong chùa...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư