
-
BAF xây chung cư nuôi heo; VIMC hoán đổi “tay chèo”; Tổng công ty Xi măng Việt Nam lãi trở lại
-
“Thiết kế” môi trường phù hợp phục vụ mục tiêu khởi nghiệp
-
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT
-
Còn nhiều dư địa cho thương mại với Mỹ
-
Generali Việt Nam ghi dấu với cú đúp giải thưởng tại Insurance Asia Awards 2025 -
Coca-Cola khánh thành nhà máy công suất 1 tỷ lít/năm
Theo Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ tài chính), sắp tới đây, việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư chiến lược tại các doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hóa sẽ có nhiều điều chỉnh theo dự thảo Nghị định mới về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần mà Bộ Tài chính vừa soạn thảo và trình Chính phủ.
Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, dự thảo nghị định mới sẽ điều chỉnh tiêu chí lựa chọn và có chính sách bán cổ phần phù hợp cho cổ đông chiến lược đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá.
Cụ thể, sẽ thay đổi thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư chiến lược là 3 năm thay vì 5 năm như quy định hiện hành. Ngoài ra, điều chỉnh việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược được thực hiện sau cuộc bán đấu giá công khai, thay vì hình thức bán thỏa thuận như trước.
Việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược cũng sẽ theo hướng quy định rõ trách nhiệm bồi thường khi vi phạm các cam kết của nhà đầu tư chiến lược và phải được thể hiện trong cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền.
![]() |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Nghị định mới cũng đề ra các tiêu chuẩn cụ thể của nhà đầu tư chiến lược như: phải có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần nhưng phải có lãi và không có lỗ lũy kế.
Đại diện ban soạn thảo, ông Nguyễn Duy Long, Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, quy định mới này là nhằm khắc phục tình trạng hiện nay, nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại doanh nghiệp cổ phần hóa có nghĩa vụ phải cung cấp các nguồn lực theo cam kết cho doanh nghiệp. Nhưng, không được bán cổ phiếu trong vòng 5 năm dẫn tới quyền lợi của các nhà đầu tư chiến lược bị hạn chế so với nghĩa vụ phải thực hiện.
"Hơn nữa, việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược có thể thực hiện thỏa thuận trước cuộc đấu giá công khai ra công chúng với tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược do Ban chỉ đạo cổ phần hóa trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa phê duyệt vẫn chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch nên dễ dẫn đến thất thoát vốn Nhà nước", ông Long phân tích.

-
Generali Việt Nam ghi dấu với cú đúp giải thưởng tại Insurance Asia Awards 2025 -
Coca-Cola khánh thành nhà máy công suất 1 tỷ lít/năm -
Việt - Mỹ đạt nhiều thành tựu sau 30 năm thiết lập quan hệ -
Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trước quy định mới về khai hải quan hàng trị giá thấp? -
Doanh nghiệp lạc quan về sản xuất kinh doanh trong quý III/2025 -
Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đang là "vùng lõm" với TFP? -
Cá nhân hoá trải nghiệm nghỉ dưỡng sẽ mang lại cảm xúc sâu lắng và sự gắn kết
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông