
-
Vì đâu Chứng khoán CV liên tục báo lỗ?
-
PV Power ước tính doanh thu nửa đầu năm 2025 đạt 17.802 tỷ đồng
-
Lợi nhuận quý II/2025 của Nhiệt điện Hải Phòng giảm 12,6%, về 241,7 tỷ đồng
-
Cựu Chủ tịch Lê Minh Hải tiếp tục đăng ký bán thêm 4,5 triệu cổ phiếu VGS
-
Chủ tịch Địa ốc Sài Gòn (Saigonres) vừa bán ra 7 triệu cổ phiếu -
OCBS sau quý đầu chuyển mình: Lợi nhuận giảm 70%, danh mục tập trung vào cổ phiếu HAG
![]() |
Saigon Water bán Nhà máy Nước Tân Hiệp năm 2024. Ảnh: Lê Toàn |
Hụt hơi trở lại
Chìm trong thua lỗ kéo dài từ năm 2020 tới năm 2023, Công ty cổ phần Hạ tầng Nước Sài Gòn (Saigon Water, mã SII) bất ngờ lãi kỷ lục trở lại 552,11 tỷ đồng trong năm 2024, nhưng nhanh chóng quay lại lỗ 49,9 tỷ đồng trong quý đầu năm 2025.
Thực tế, mức lãi kỷ lục trong năm 2024 không đến từ hoạt động kinh doanh, khi lợi nhuận gộp mà Saigon Water tạo ra chỉ đạt 14,9 tỷ đồng, thấp hơn tổng chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp lên tới 121,9 tỷ đồng. Công ty có lãi nhờ hạch toán 660,7 tỷ đồng doanh thu tài chính đột biến trong kỳ.
Saigon Water thuyết minh rằng, doanh thu tài chính chủ yếu do chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Công ty cổ phần Kỹ thuật Enviro và hoàn tất chuyển nhượng 40,85% vốn cổ phần của Công ty cổ phần Đầu tư nước Tân Hiệp (đơn vị sở hữu Nhà máy Nước Tân Hiệp ở TP.HCM).
Tại thời điểm ngày 31/3/2025, Công ty cổ phần - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE) cho biết, đã đầu tư 764,7 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Đầu tư nước Tân Hiệp, tương ứng sở hữu 40,85% vốn điều lệ (thỏa thuận mua 43% vốn điều lệ, phần còn lại tiếp tục nhận chuyển nhượng trong thời gian tới để đạt tỷ lệ 43%).
Như vậy, đối ứng dòng tiền và cách hạch toán của Saigon Water và Biwase, lợi nhuận đột biến của Saigon Water trong năm 2024 chủ yếu đến từ thương vụ bán 40,85% vốn Công ty cổ phần Đầu tư nước Tân Hiệp cho Biwase.
Thực tế, sau thương vụ trên, tại thời điểm ngày 31/3/2025, bên cạnh quỹ tiền ghi nhận 263,6 tỷ đồng, chiếm 9,4% tổng tài sản, Saigon Water còn ghi nhận các khoản phải thu lên tới 770,2 tỷ đồng, chiếm 27,6% tổng tài sản (thời điểm trước khi bán, ngày 31/12/2023, tiền mặt chỉ 25,4 tỷ đồng và các khoản phải thu chỉ 93,3 tỷ đồng).
Trong đó, phải thu chủ yếu liên quan cho Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Ana vay 220 tỷ đồng; Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ sản xuất Bình An An vay 160 tỷ đồng; Công ty cổ phần Kinh doanh Bảo Phúc vay 150 tỷ đồng; Công ty cổ phần Cấp nước Sài Gòn - Pleiku vay 119,2 tỷ đồng; Công ty cổ phần VII Land vay 71 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đầu tư T&D Việt Nam vay 50 tỷ đồng.
Bên cạnh việc cho bên thứ ba vay, Saigon Water còn mua thêm 5 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Nước Sài Gòn - An Khê để nâng sở hữu lên 77,33% vốn điều lệ, chuyển từ công ty liên kết sang công ty con. Đây là một doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, Saigon Water đã đầu tư tổng cộng 29,6 tỷ đồng, nhưng trích lập dự phòng tới 19,6 tỷ đồng.
Tìm động lực tăng trưởng mới
Trong kế hoạch kinh doanh năm 2025, Saigon Water thừa nhận khó khăn sau khi bán cổ phần tại Công ty cổ phần Đầu tư nước Tân Hiệp và lên kế hoạch lỗ 22,92 tỷ đồng trong năm 2025 (cùng kỳ lãi 552,1 tỷ đồng). Trong đó, chiến lược của Công ty là nghiên cứu tìm kiếm các dự án trong lĩnh vực xử lý, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, rác thải; đầu tư vào các doanh nghiệp hoặc các dự án hoạt động trong lĩnh vực xử lý và cung cấp nước sạch, xử lý nước thải.


Tại thời điểm cuối năm 2024, Saigon Water có 3 cổ đông lớn gồm Công ty cổ phần Đầu tư ngành nước DNP sở hữu 50,6% vốn điều lệ; Manila Water South Asia Holdings Pte., Ltd sở hữu 38% vốn điều lệ; Viac (No.1) Limited Partnership sở hữu 10,9% vốn điều lệ; còn lại 0,5% vốn điều lệ thuộc về các cổ đông khác.
Được biết, Công ty cổ phần Đầu tư ngành nước DNP chỉ mới nâng sở hữu từ 19% lên 50,6% vốn điều lệ tại Saigon Water đầu năm 2024. Sau một thời gian tiếp quản và chi phối tại Saigon Water, Công ty đã nhanh chóng quyết định bán đi tài sản quan trọng nhất của Saigon Water.
Những năm qua, Công ty cổ phần Đầu tư ngành nước DNP liên tục bán các khoản đầu tư cấp nước mà mình sở hữu tại Long An, TP.HCM… cho Biwase, với kỳ vọng tập trung nguồn lực phát triển các dự án quy mô lớn hơn trong tương lai. Tuy nhiên, việc bán Nhà máy Nước Tân Hiệp khi vừa tiếp quản chính thức Saigon Water đặt ra thách thức là, tiền của Saigon Water khó được tái đầu tư hiệu quả vào lĩnh vực cốt lõi cấp nước - xử lý nước và rác thải, mà tiếp tục được đưa cho bên thứ ba kinh doanh, nghĩa là quyền kiểm soát dòng tiền này nằm ở bên thứ ba.

-
Cựu Chủ tịch Lê Minh Hải tiếp tục đăng ký bán thêm 4,5 triệu cổ phiếu VGS -
Hodeco muốn huy động gần 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi để trả nợ ngân hàng -
“Bình mới rượu cũ” tại Công ty cổ phần Đầu tư LDG -
Chủ tịch Địa ốc Sài Gòn (Saigonres) vừa bán ra 7 triệu cổ phiếu -
Sử dụng vốn vay trái phiếu sai mục đích, DRH Holdings nhận án phạt -
Dự án mới không cứu được giá cổ phiếu Cao su Đồng Phú -
Viconship muốn bán thêm hơn 6,3 triệu cổ phiếu Cảng Xanh Vip
-
Áp lực chuyển đổi xanh, nhưng chủ động tiên phong để phát triển bền vững
-
Xanh hóa công nghiệp - hài hòa giữa tăng trưởng cao và phát triển bền vững
-
Hành trình kết nối xanh: Nghề đặc biệt mùa hoa nhãn ở Hưng Yên
-
Legacy Hill Resort & Villas: Sống giữa thiên nhiên, an trú trong từng giá trị
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng
-
Xuất hiện căn hộ 4 mặt view sông ngay mặt tiền Quốc lộ 13, giá chỉ từ 36,8 triệu đồng/m2