
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng
-
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025
![]() |
Săm lốp xe đạp, xe gắn máy và mô tô của Việt Nam vừa bị Ma Rốc khởi xướng chống bán phá giá. |
Sản phẩm bị điều tra là mặt hàng săm, lốp xe đạp, xe gắn máy, mô tô thuộc các mã HS 4013.20.00.00; 4013.90.00.10 và 4013.90.00.20.
Theo số liệu tổng hợp từ ITC Trade map, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bị điều tra từ Việt Nam sang Ma Rốc đạt 150.000 USD năm 2019, giảm một nửa còn 74.000 USD năm 2020 và tăng lên 636.000 USD vào năm 2021.
Đây là vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đầu tiên do Ma Rốc tiến hành đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương) cho biết.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đến hết năm 2021, Ma Rốc đã tiến hành 17 vụ việc điều tra chống bán phá giá và 12 vụ việc tự vệ toàn cầu đối với hàng nhập khẩu vào nước này.
Cùng với thông tin về vụ việc, Tổng vụ Thương mại Ma Rốc đã gửi kèm Bản câu hỏi điều tra cho các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam. Thời hạn để doanh nghiệp hoàn thiện và nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra là ngày 22 tháng 11 năm 2022. Ngoài ra, bản trả lời cần được dịch sang Tiếng Pháp hoặc tiếng Ả Rập.
Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có liên quan cân nhắc có phương án kịp thời xử lý vụ việc để đảm bảo xuất khẩu sản phẩm bị điều tra sang thị trường Ma Rốc.
Trong trường hợp tham gia vụ việc, doanh nghiệp cần xây dựng phương án xử lý xuyên suốt, chuẩn bị nguồn lực, phối hợp tích cực với cơ quan điều tra trong toàn bộ quá trình vụ việc và nộp các bản trả lời câu hỏi điều tra đúng hạn, cung cấp đầy đủ thông tin và chính xác;
Doanh nghiệp cần thường xuyên liên hệ, trao đổi với Cục Phòng vệ Thương mại để được cập nhật diễn biến vụ việc và hỗ trợ kịp thời.
Bởi việc bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ trong quá trình điều tra có thể dẫn tới việc Tổng vụ Thương mại - Bộ Công thương Ma Rốc sử dụng các chứng cứ sẵn có (thường là bất lợi) để tính toán biên độ phá giá cho doanh nghiệp, dẫn tới mức thuế cao.
Việc bị áp thuế chống bán phá giá sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh, gia tăng nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ thị phần xuất khẩu mặt hàng săm lốp xe đạp, xe máy và mô tô tại thị trường Ma Rốc.
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025 -
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ hơn 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình -
Thị trường M&A “nguội lạnh” vì thương chiến -
Mộc Châu Milk: Phát triển bền vững nhờ nắm bắt xu hướng thị trường, dẫn đầu công nghệ
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)