-
ECB cắt giảm 0,25% lãi suất, dự đoán Fed giảm lãi suất 0,25% tăng từng giờ -
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Chứng khoán và dầu mỏ lao dốc vì lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu -
Quyết định cắt giảm lãi suất của ECB sẽ trở nên khó khăn hơn
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC) cho biết, việc đóng cửa các mỏ dầu gần đây đã khiến tổng sản lượng dầu thô của quốc gia Bắc Phi này giảm khoảng 63%, trong bối cảnh cuộc xung đột giữa các phe phái đối địch ở miền Đông và miền Tây Libya vẫn diễn biến phức tạp.
Hàng loạt mỏ dầu ở Libya đã bị phong tỏa khi chính quyền ở miền Đông yêu cầu Chính phủ Thống nhất Quốc gia Libya (GNU) đóng tại thủ đô Tripoli rút lại quyết định thay thế Thống đốc Ngân hàng trung ương Libya (CBL).
Người đứng đầu CBL có vai trò quan trọng trong việc quản lý, kiểm soát và phân phối nguồn doanh thu từ dầu mỏ cho các phe phái đối địch ở Libya. NOC nhấn mạnh ngành dầu mỏ là xương sống của nền kinh tế Libya, đồng thời cho biết việc tái khởi động các mỏ dầu vốn đã dừng hoạt động sẽ đòi hỏi chi phí rất lớn.
NOC cho biết thêm nguyên nhân dẫn đến việc đóng cửa các mỏ dầu không liên quan đến tập đoàn này. Hiện nay, các nhóm chuyên gia của NOC đang tiến hành đánh giá những thiệt hại do việc phòng tỏa các mỏ dầu gây ra.
Trong một tuyên bố, NOC cho hay việc đóng cửa hàng loạt các mỏ dầu đã khiến sản lượng dầu thô của Libya giảm mạnh và dẫn đến tình trạng xuống cấp của các cơ sở hạ tầng dầu mỏ cũng như ảnh hưởng lớn đến nỗ lực tăng sản lượng của nước này.
Chính quyền ở miền Đông tuyên bố đóng cửa mọi hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ của Libya cho đến khi Hội đồng Tổng thống Libya và GNU được quốc tế công nhận đóng tại Tripoli khôi phục chức Thống đốc CBL cho ông Sadiq Al-Kabir.
Chủ tịch Hội đồng Tổng thống Libya Mohammed Al-Menfi đã sa thải ông Sadiq Al-Kabir vào đầu tháng 8/2024. Tuy nhiên, động thái này đã bị Hạ viện Libya có trụ sở ở miền Đông và Quân đội Quốc gia Libya của Tướng Khalifa Haftar bác bỏ.
Chủ tịch Hạ viện Aqila Saleh nêu rõ lệnh phong tỏa đối với ngành dầu khí sẽ tiếp tục cho đến khi Thống đốc CBL Sadiq Al-Kabir được phục chức. Ông nhấn mạnh việc đóng cửa các mỏ dầu là biện pháp "bảo vệ tài sản của người dân Libya khỏi bị bóc lột và đánh cắp, cũng như bảo vệ tài nguyên quốc gia".
Cuộc khủng hoảng xung quanh quyền kiểm soát CBL có nguy cơ đẩy Libya vào tình trạng bất ổn mới. Libya, một trong những nước sản xuất dầu hàng đầu trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), bị chia rẽ giữa chính quyền ở miền Đông và GNU ở miền Tây.
Hồi tháng 7/2024, Libya đã ghi nhận sản lượng đạt khoảng 1,18 triệu thùng/ngày.
-
Kinh tế thế giới có thể "hạ cánh mềm" với kịch bản giá dầu 60 USD/thùng? -
Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 khai mạc phiên họp toàn thể đầu tiên -
Trung Quốc khai thác thị trường nợ ngoại tệ thông qua việc phát hành 2 tỷ euro trái phiếu tại Pháp -
ECB sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ hai liên tiếp kể từ năm 2019 -
Nhật Bản: GDP quý II/2024 được điều chỉnh giảm -
Hơn 11,4 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam sau 8 tháng năm 2024 -
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh