-
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 -
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD
Khó bán sản phẩm OCOP
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực, gia tăng giá trị, được triển khai trên toàn quốc từ năm 2018. Đến nay, cả nước có khoảng 8.689 sản phẩm OCOP của 4.479 chủ thể được đánh giá, phân hạng đạt 3 sao trở lên.
Tuy nhiên, khi được hỏi “đạt chứng nhận OCOP, sản phẩm có dễ bán hơn không?”, nhiều doanh nghiệp đã lắc đầu. Theo các doanh nghiệp, nguyên nhân chủ yếu do hiện nay, đa số người tiêu dùng vẫn chưa biết cụ thể sản phẩm OCOP là gì, có gì đặc biệt mà giá lại cao hơn so với các sản phẩm cùng loại.
Ông Nguyễn Ngọc Luận, Giám đốc Công ty TNHH Liên kết thương mại Toàn cầu cho biết, khoảng 80% người tiêu dùng không biết hoặc không nắm rõ thông tin về các sản phẩm OCOP. Doanh nghiệp ông có sản phẩm cà phê trái cây Meet More đạt chứng nhận OCOP 4 sao, nhưng vẫn ít người tiêu dùng hiểu được giá trị của chứng nhận này.
“Dù có nhiều chương trình xúc tiến thương mại, trưng bày, triển lãm giới thiệu sản phẩm OCOP do các địa phương tổ chức, song không gian trưng bày còn bị lẫn lộn với các sản phẩm khác, khiến người tiêu dùng khó nhận diện sản phẩm, thường bị lầm là phiên chợ mua sắm bình thường”, ông Luận cho hay.
Trong khi đó, để đưa sản phẩm vào siêu thị, doanh nghiệp phải chấp nhận chiết khấu cao. Điều này khiến doanh nghiệp sản xuất nhỏ lẻ không đủ sức về tài chính, khó khăn khi tiếp cận kênh phân phối này. Ngoài ra, khi vào siêu thị, các sản phẩm OCOP lại bị đánh đồng với sản phẩm trưng bày chung. Việc sản phẩm OCOP chưa có không gian trưng bày riêng biệt khiến giá trị không được nâng lên.
Đồng tình, bà Phạm Thị Thu Hằng, Giám đốc Công ty Pơ Lang chia sẻ, đầu năm nay, Công ty Pơ Lang đã gửi một số hồ sơ kiểm định, đánh giá để lấy chứng nhận OCOP cấp tỉnh. “Có nhãn mác OCOP thì trước tiên chủ thể là doanh nghiệp chúng tôi tự tin hơn, còn về mặt kinh tế thì chưa thấy có sự bứt phá gì”, bà Hằng thẳng thắn.
Trong khi đó, chi phí đầu tư, sản xuất các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP không hề rẻ, dẫn tới giá bán ra cũng cao hơn sản phẩm cùng loại, khiến đầu ra của sản phẩm OCOP càng thêm khó.
Ông Lê Văn Cương, đại diện Công ty TNHH Tập đoàn Babyahha phân tích, các sản phẩm OCOP chủ yếu là sản phẩm sản xuất thủ công và đơn lẻ, quy mô nhỏ dẫn tới chi phí sản xuất cao hơn.
Ông Cương nêu ví dụ, cùng là nhà sản xuất bánh kẹo, nhà máy lớn mua nguyên vật liệu nhiều như đường, nha, bao bì, tem nhãn... số lượng lớn, giá đầu vào có thể thấp hơn khoảng 20%. Lúc bán ra doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi tháng, họ chỉ cần lãi 10% là đã ổn. Trong khi đó, hàng OCOP giá đầu vào tăng khoảng 20%, doanh thu chỉ vài trăm triệu đồng/tháng, phải lãi khoảng 30% mới đủ duy trì cuộc sống, chưa tính đến tích lũy. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến siêu nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình còn phải đầu tư công nghệ, thiết bị máy móc để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng đề ra. Đó là lý do tại sao dòng sản phẩm này đã khó bán, nhưng giá vẫn khá cao.
Tìm kiếm đầu ra ở thị trường quốc tế
Trước thực trạng đầu ra khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã tìm hiểu để mở rộng thị trường thông qua xuất khẩu.
Ông Phạm Đình Ngãi, Giám đốc Công ty TNHH Trà Vinh Farm, có sản phẩm mật hoa dừa và đường mật hoa dừa Sokfarm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia 2023 cho biết, hiện sản phẩm của ông đã đạt nhiều chứng nhận như: chứng nhận sản phẩm hữu cơ USDA của Mỹ, chứng nhận hữu cơ EU của thị trường châu Âu, chứng nhận JAS của Nhật Bản, giúp xuất khẩu thuận lợi tới nhiều quốc gia trên thế giới.
Sản phẩm mật hoa dừa của Sokfarm đã có mặt tại Nhật Bản và Hà Lan. Trà Vinh Farm đang tiếp tục tìm kiếm đối tác để xuất khẩu vào các thị trường như Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức… thông qua tham dự các sự kiện xúc tiến thương mại, hội chợ quốc tế.
Đối với thị trường trong nước, ông Ngãi cho biết, sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống nhà phân phối, kênh bán lẻ thông qua sàn thương mại điện tử. Đồng thời, Trà Vinh Farm cũng tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm mới, đáp ứng sâu, rộng hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Luận, sáng lập thương hiệu cà phê trái cây Meet More chọn hướng phát triển, đầu tư sâu vào chất lượng sản phẩm. Bên cạnh việc đạt OCOP 4 sao, trước đó, cà phê Meet More đã có mặt tại 13 nước, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu. Theo ông Luận, để làm được điều này, các doanh nghiệp muốn phát triển sản phẩm OCOP cần phải cải tiến nhiều hơn nữa, nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm.
-
Kích cầu mua sắm dịp cuối năm trong Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Thụy Điển sẽ là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up