-
Kinh tế TP.HCM duy trì đà tăng trưởng tích cực trong năm 2024 -
Xuất khẩu nông lâm thủy sản vượt mục tiêu năm 2024 -
Trồng bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Hà Nội -
TP.HCM chi hơn 22.000 tỷ đồng cho chương trình bình ổn thị trường Tết Ất Tỵ -
Doanh nghiệp dệt may có đơn hàng đến quý II/2025 -
Trái dừa Việt tiến vào nhóm nông sản tỷ USD: Vừa mừng, vừa lo
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Hà Nội đã tích cực ứng dụng các giống lúa mới vào sản xuất, đảm bảo cả năng suất, chất lượng và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, việc áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và cơ giới hóa đã góp phần hình thành nhiều vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, có quy mô tập trung. Tiêu biểu, bộ giống lúa Japonica (J01, J02…) cùng các giống chất lượng cao khác như HD11, Đài Thơm 8, TBR225, VNR10, VNR20, HDT10… được triển khai rộng rãi tại nhiều địa phương, mang lại giá trị kinh tế đáng kể.
Theo ông Lê Văn Tỵ, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Hà (huyện Đông Anh), nhờ sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, địa phương đã duy trì cánh đồng lớn với diện tích hơn 200 ha trồng lúa hàng hóa chất lượng cao.
Việc ứng dụng đồng bộ công nghệ hiện đại như sử dụng mạ khay, máy cấy, thiết bị bay không người lái để bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật đã mang lại hiệu quả vượt trội. Mô hình này không chỉ giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường, mà còn tăng thu nhập nhờ giảm sâu bệnh và nâng cao hiệu quả canh tác.
Ngoài các giải pháp sản xuất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, lĩnh vực trồng trọt tại Hà Nội cũng đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng hiện đại và bền vững. Các mô hình sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ trong nhà màng, nhà lưới với kỹ thuật thủy canh và tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước ngày càng phổ biến.
Giống khoai tây Julinka và Atlantic được lựa chọn kỹ lưỡng để đảm bảo khả năng thích nghi với khí hậu khắc nghiệt. |
Điển hình là mô hình trồng khoai tây trên 55 ha tại các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Ứng Hòa và Mỹ Đức. Giống khoai tây Julinka và Atlantic được lựa chọn kỹ lưỡng để đảm bảo khả năng thích nghi với khí hậu khắc nghiệt, đồng thời đạt năng suất và chất lượng cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.
Theo ông Nguyễn Công Ứng, Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi và Dịch vụ tổng hợp Đại Phát (huyện Ba Vì), việc đưa giống khoai tây mới vào sản xuất trên diện tích 12 ha đã mang lại năng suất cao, đạt trung bình 14 tấn/ha, giúp nông dân thu về doanh thu 200 triệu đồng/ha. Đặc biệt, phụ phẩm từ cây khoai tây sau thu hoạch được tận dụng làm phân hữu cơ phục vụ cho vụ lúa xuân, giúp người dân tiết kiệm chi phí, đảm bảo canh tác an toàn, bảo vệ đất đai và môi trường.
Ngoài khoai tây, Hà Nội còn phát triển mô hình trồng ngô sinh khối quy mô 20 ha tại xã Minh Châu (huyện Ba Vì) với giống ngô NK7328. Mô hình này được quản lý chặt chẽ từ khâu chọn giống, chăm sóc đến phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu Chính phủ đề ra những giải pháp trọng tâm nhằm xây dựng một ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, trong đó, chú trọng đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, giảm tổn thất và nâng cao năng lực cho các hợp tác xã nông nghiệp. Nhờ vậy nhiều hợp tác xã đã chủ động kế hoạch sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp tại Hà Nội vẫn đối mặt với những thách thức như quy mô sản xuất còn manh mún, kỹ thuật canh tác chưa đồng bộ, và thị trường tiêu thụ không ổn định. Những hạn chế này khiến việc mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa lớn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường hiện đại.
Theo ông Nguyễn Mạnh Phương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, để khắc phục những vấn đề này, các địa phương cần tập trung xây dựng vùng sản xuất tập trung với cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân áp dụng giống cây trồng mới. Đồng thời, việc hướng dẫn nông dân sản xuất theo kế hoạch cụ thể, tránh tình trạng dư cung, rớt giá vào vụ thu hoạch, cũng là giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất.
Bên cạnh đó, dành nguồn lực ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, sinh thái, sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ, sản phẩm OCOP; nhân rộng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, các mô hình đã được khẳng định trên thực tế nhằm đạt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên 70%.
Mặt khác, ngành nông nghiệp sẽ chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản song song với nâng cao năng lực dự báo thị trường, tăng kết nối với công nghiệp chế biến, chuỗi tiêu thụ sản phẩm và thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ để điều chỉnh các hoạt động sản xuất, phong tục tập quán của người dân trước những thay đổi của khí hậu cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
-
Sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu -
TP.HCM chi hơn 22.000 tỷ đồng cho chương trình bình ổn thị trường Tết Ất Tỵ -
Hiệu quả từ các mô hình sản xuất rau hữu cơ -
Lần đầu tổ chức Festival nghề muối, hướng tới nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam -
Trung Quốc chi gần 4,35 tỷ USD mua rau quả Việt -
Doanh nghiệp dệt may có đơn hàng đến quý II/2025 -
Trái dừa Việt tiến vào nhóm nông sản tỷ USD: Vừa mừng, vừa lo
- Bộ lịch HDBank 2025: 35 năm mùa Xuân hành động, Tết Xanh vững bền
- Đột phá với nhiều kỷ lục, PV GAS đạt doanh thu gần 130.000 tỷ đồng trong năm 2024
- IEC Residences Quy Nhơn bàn giao nhà, đón cứ dân về tổ ấm mới
- Nutifood chọn đối tác thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- Những công trình kỷ lục kiến tạo nên tương lai bền vững của Pebsteel
- Tận hưởng phong cách sống ý vị với thẻ thanh toán Techcombank Priority