-
Bất động sản An Gia bị phạt vì tự ý thay đổi phương án sử dụng vốn -
Chủ chuỗi nhà hàng Gogi, Manwah đột ngột “lật kèo” trả cổ tức -
Công ty cổ phần Chương Dương: Đặt mục tiêu đột phá -
Chứng khoán Thiên Việt (TVS) muốn huy động 334 tỷ đồng từ cổ đông để đầu tư chứng khoán -
OCH dùng 33 triệu cổ phần Bánh Givral góp vốn thành lập thêm công ty con -
Công ty D2D kém hấp dẫn khi quỹ đất cạn dần
Lý do được Sao Mai đưa ra là do kinh tế thế giới có nhiều bất ổn và thị trường không thuận lợi.
Theo tìm hiểu, ngày 8/6/2022, Sao Mai ra thông báo số 0608/2022/NQ-HĐQT-ASM thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ và hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, các cam kết của công ty, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành.
Cụ thể, Công ty dự kiến phát hành 168,26 triệu cổ phiếu với giá 12.000 đồng/cổ phiếu để huy động 2.019,16 tỷ đồng (tỷ lệ chào bán là 50%, cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu được quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới).
Trong số tiền huy động, Công ty dự kiến dùng 1.615,8 tỷ đồng bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; 253,4 tỷ đồng đầu tư vốn vào CTCP Phát triển Du lịch An Giang; 80,47 tỷ đồng đầu tư vốn vào CTCP Du lịch An Giang; và 69,4 tỷ đồng đầu tư vốn vào CTCP Du lịch Đồng Tháp.
Được biết, sau đợt tăng nóng cuối năm ngoái, cổ phiếu ASM có dấu hiệu giảm mạnh trong năm 2022 và mới hồi phục trong thời gian gần đây.
Diễn biến cổ phiếu ASM lên mạnh và sau đó giảm mạnh. (Nguồn: FireAnt). |
Cụ thể, từ ngày 12/7/2021 đến ngày 1/4/2022, cổ phiếu ASM tăng 193% từ 8.770 đồng lên 25.700 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, sau đó cổ phiếu giảm về 12.900 đồng/cổ phiếu vào ngày 7/7/2022, tức giảm 49,8% từ đỉnh và hiện tại đang giao dịch vùng 17.250 đồng/cổ phiếu.
Xét về hoạt động kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn Sao Mai ghi nhận doanh thu đạt 7.220,95 tỷ đồng, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 672,86 tỷ đồng, tăng 161,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 10,8% lên 16%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 71,5% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 481,15 tỷ đồng lên 1.154,08 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 67,3%, tương ứng tăng thêm 69,75 tỷ đồng lên 173,34 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 2,5%, tương ứng tăng thêm 6,19 tỷ đồng lên 256,43 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 53,6%, tương ứng tăng thêm 121,3 tỷ đồng lên 347,52 tỷ đồng; lợi nhuận khác ghi nhận 20,78 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 0,3 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Được biết, trong năm 2022, Tập đoàn Sao Mai đặt kế hoạch doanh thu thuần 14.700 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.630 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn Sao Mai hoàn thành được 41,3% kế hoạch lợi nhuận năm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/9, cổ phiếu ASM tăng 650 đồng lên 17.250 đồng/cổ phiếu.
-
Bất chấp kiện tụng chống bán phá giá, lợi nhuận Thực phẩm Sao Ta vẫn tăng 20% -
Chứng khoán Thiên Việt (TVS) muốn huy động 334 tỷ đồng từ cổ đông để đầu tư chứng khoán -
OCH dùng 33 triệu cổ phần Bánh Givral góp vốn thành lập thêm công ty con -
Công ty D2D kém hấp dẫn khi quỹ đất cạn dần -
Công ty sở hữu Bông Bạch Tuyết quyết thâu tóm Yteco -
CEO Bất động sản Phát Đạt đăng ký bán toàn bộ hơn 1,4 triệu cổ phiếu PDR -
Hậu bán vốn KDF, KIDO “đau đầu” vì thương hiệu Celano - Merino
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam