
-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt
-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu
-
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính
-
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng
-
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021, Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) ghi nhận doanh thu thuần 57,5 tỷ đồng, chỉ bằng 54% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận gộp trong quý chỉ còn 22,8 tỷ đồng, tương đương giảm hơn 9 tỷ đồng.
Doanh thu hoạt động tài chính là 34,8 tỷ đồng, tăng 24 tỷ đồng so với quý III/2020 (với hơn 32 tỷ đồng từ cổ tức, lợi nhuận được chia). Chi phí bán hàng trong kỳ là hơn 28,2 tỷ đồng (bao gồm 12,5 tỷ đồng tiền thuê mặt bằng, nhà xưởng, kho).
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Sasco trong quý III năm nay chỉ còn 1,9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là 41,4 tỷ đồng.
Kết quả doanh nghiệp này báo lãi chỉ còn 2,1 tỷ đồng, giảm gần 40 tỷ đồng so với quý III/2002. Tuy nhiên, đây cũng là tín hiệu khả quan hơn quý II/2021 khi công ty lỗ hơn 14 tỷ đồng.
![]() |
Kết quả kinh doanh của Sasco trong quý III/2021 so với cùng kỳ năm ngoái (Đvt: đồng Việt Nam). |
Luỹ kế 9 tháng, Sasco ghi nhận doanh thu thuần 259,7 tỷ đồng, giảm hơn 62% so với cùng kỳ và lãi sau thuế 304,9 triệu đồng, trong khi cùng kỳ là 92,2 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 9/2021, nợ dài hạn giảm mạnh so với hồi đầu năm, chỉ còn 692,6 triệu đồng nhờ công ty giảm khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn từ 2,4 tỷ đồng xuống còn 340,6 triệu đồng.
Trong khoản nợ ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng, Sasco ghi nhận khoản phải trả người bán hơn 101 tỷ đồng; thuế và các khoản phải nộp Nhà nước là 10,4 tỷ đồng.
Tổng tài sản của công ty tính đến cuối kỳ còn 1.629 tỷ đồng, giảm gần 10% so với hồi đầu năm. Công ty có 80 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc không qua 3 tháng và hơn 56 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn.
![]() |
Cửa hàng kinh doanh của Sasco tại sân bay Tân Sơn Nhất trước thời điểm các chuyến bay thương mại bị cắt giảm nhằm đảm bảo quy định phòng chống Covid-19. (Ảnh: Hồng Phúc). |
Sasco được thành lập năm 1993, chuyên kinh doanh các cửa hàng miễn thuế tại sân bay, dịch vụ sân bay, vận tải, đầu tư khai thác các dự án kinh doanh du lịch và bất động sản.
Đây là đơn vị kinh doanh dịch vụ hàng không chủ lực tại sân bay Tân Sơn Nhất - sân bay lớn nhất Việt Nam có công suất 17 - 20 triệu lượt khách mỗi năm.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, các chuyến bay thương mại đến và đi từ Tân Sơn Nhất bị ngưng trệ khiến hoạt động kinh doanh của Sasco càng thêm ảm đạm.
Sasco có 5 công ty liên doanh, liên kết gồm Công ty cổ phần Thương mại xăng dầu Tân Sơn Nhất (sở hữu 38,03% vốn), Công ty TNHH Phú Quốc- Sasco (sở hữu 50% vốn), Công ty liên doanh cổ phần Nhà Việt (Viet Home GMBH, sở hữu 29% vốn), Công ty cổ phần Phát triển Vườn xanh (sở hữu 24% vốn) và Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Bầu trời xanh (sở hữu 20% vốn).

-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu -
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính -
Gỗ Đức Thành muốn bán bớt tài sản để trả bớt nợ vay dài hạn hoặc tái đầu tư -
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
ĐHĐCĐ MIC: Lợi nhuận mục tiêu tăng 75%, đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu, trái phiếu -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng