
-
Vốn Thái Lan vào Việt Nam tăng mạnh qua mua cổ phần
-
Thực hiện 7 cải cách đột phá kiểm tra chuyên ngành hàng nhập khẩu
-
Bộ Thương mại Mỹ: Việt Nam không bán phá giá lốp xe ô tô vào Mỹ
-
Shark Phú: Năm 2021 là năm tốt, cực tốt -
Việt Nam trở thành thị trường quan trọng thứ 4 của nhà đầu tư Đài Loan -
Xuất khẩu cà phê ngắm đích 6 tỷ USD vào 2030
Giảm 1.440 tỷ đồng tiền nợ
Xi măng Hạ Long và Xi măng Sông Thao là 2 doanh nghiệp xi măng thua lỗ nặng nề, hệ quả của một thời, các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước “đổ xô” đầu tư ngoài ngành và chọn xi măng làm lĩnh vực để rót vốn.
Tổng vốn đầu tư cả 2 nhà máy này lên đến cả chục ngàn tỷ đồng, nhưng đi vào hoạt động vào đúng lúc thị trường xi măng cung vượt cầu, gánh nợ vay đầu tư lớn, nên kinh doanh thua lỗ nhiều năm liên tiếp, rơi vào cảnh mất cân đối tài chính nghiêm trọng, dòng tiền thu về không đủ trả nợ, ngấp nghé bờ vực phá sản.
![]() |
Dây chuyền sản xuất hiện đại của Xi măng Hạ Long. |
Thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Xây dựng, tháng 3/2016, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) đã tiếp nhận Xi măng Hạ Long từ Tổng công ty Sông Đà và tháng 6/2017 tiếp nhận thêm Xi măng Sông Thao từ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD).
Ông Bùi Hồng Minh, Tổng giám đốc Vicem chia sẻ, ngay sau khi tiếp nhận Xi măng Hạ Long và Xi măng Sông Thao, Vicem đã thực hiện tái cơ cấu tập trung vào lĩnh vực tài chính, sản xuất, vật tư chuỗi cung ứng, tiêu thụ, quản trị doanh nghiệp.
Theo đánh giá của Vicem, Xi măng Hạ Long được đầu tư nhà máy, thiết bị hiện đại, tuy nhiên, do thời điểm mới đi vào hoạt động chạy công suất thấp, sản phẩm khó tiêu thụ, chi phí tài chính quá cao (do thiếu vốn hoạt động, lãi vay cao, chênh lệch tỷ giá cao so với thời điểm vay, giá điện, than tăng cao…), nên lỗ nhiều. Vicem xác định được đúng chỗ thiếu và yếu của Hạ Long để vực dậy trong giai đoạn tái cơ cấu.
Xi măng Hạ Long đã được một số doanh nghiệp “khỏe” trong Vicem như Hoàng Thạch và Xi măng Hà Tiên 1 hỗ trợ trong việc cơ cấu lại sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy ở Quảng Ninh cũng như trạm nghiền xi măng tại Hiệp Phước (quận Nhà Bè, TP.HCM).
Thông qua quá trình quản lý chi phí, quản trị đồng bộ, chi phí đầu vào trong sản xuất tại Nhà máy Xi măng Hạ Long đã giảm mạnh.
Đến nay, tình hình sản xuất, kinh doanh và tài chính của hai đơn vị đã tốt lên rất nhiều. “Sau khi được Vicem bổ sung vốn điều lệ, thực hiện tăng vốn điều lệ 2 đợt với tổng số tiền là 960 tỷ đồng, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Xi măng Hạ Long đã có chuyển biến”, Tổng giám đốc Vicem cho biết.
Cụ thể, dòng tiền thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Xi măng Hạ Long tăng 200 - 300 tỷ đồng mỗi năm so với trước khi được Vicem tiếp nhận. Lần đầu tiên, Xi măng Hạ Long đã tự cân đối để trả nợ gốc và lãi các khoản vay nước ngoài là 853 tỷ đồng; trả nợ Quỹ tích lũy là 782 tỷ đồng.
“Nợ phải trả của Xi măng Hạ Long đến nay còn 6.549 tỷ đồng, giảm 1.440 tỷ đồng so với thời điểm trước khi về với Vicem”, ông Minh nói.
Tiếp tục tái cơ cấu
Tổng giám đốc Vicem thông tin, đến nay, tình hình “sức khỏe” của Xi măng Sông Thao cũng đã được cải thiện, lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 0,56 tỷ đồng và dự kiến sẽ đạt 30 tỷ đồng trong năm 2018. Dòng tiền thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng năm của Xi măng Sông Thao tăng khoảng 50 tỷ đồng mỗi năm.
Nguồn: Vicem
Xi măng Hạ Long và Xi măng Sông Thao dù đã đạt được những kết quả bước đầu sau quá trình tái cơ cấu toàn diện, nhưng để thoát khỏi tình trạng yếu kém, Vicem vẫn phải tiếp tục thực hiện tái cơ cấu đường dài.
“Mặc dù chưa thể sớm thoát khỏi cảnh nợ nần, nhưng chúng tôi tin tưởng sẽ dần vực dậy được 2 đơn vị thua lỗ”, đại diện Vicem kỳ vọng.
Cơ sở để Ban lãnh đạo Vicem đặt niềm tin như vậy là bởi, sau 2 năm thực hiện tái cơ cấu, Xi măng Hạ Long là một trong những doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động tốt của Tổng công ty, tỷ suất Ebitda/doanh thu thuần đạt mức cao, từ 27% trở lên.
Cụ thể, năm 2016, lợi nhuận trước thuế là 148,12 tỷ đồng. Năm 2017, lợi nhuận trước thuế dù âm 199,5 tỷ đồng, nhưng đó là do doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá cuối kỳ 312,15 tỷ đồng. Nếu loại trừ ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá cuối kỳ, thì lợi nhuận của Xi măng Hạ Long năm 2017 đạt 112,65 tỷ đồng. Vicem tính toán, với tình hình sản xuất, kinh doanh như hiện tại, dự kiến, năm 2018, lợi nhuận trước thuế của Xi măng Hạ Long đạt 130 tỷ đồng (chưa tính chênh lệch tỷ giá cuối kỳ).
Riêng với Xi măng Sông Thao, mặc dù Vicem không thực hiện tăng vốn điều lệ, nhưng Công ty đã tự cân đối để trả nợ, đặc biệt, đã trả nợ Quỹ tích lũy (do Bộ Tài chính quản lý) 96,8 tỷ đồng. Dự kiến, Xi măng Sông Thao sẽ trả hết số nợ còn lại là 22,4 tỷ đồng cho Quỹ tích lũy trong năm 2018.

-
Những tín hiệu vui từ cảng biển miền Trung -
CEO toàn cầu nói gì về Việt Nam -
Thực hiện 7 cải cách đột phá kiểm tra chuyên ngành hàng nhập khẩu -
Bộ Thương mại Mỹ: Việt Nam không bán phá giá lốp xe ô tô vào Mỹ -
Cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao quan hệ thương mại với Việt Nam -
Gạo Việt chốt đơn hàng xuất khẩu sớm
-
1 Trái phiếu doanh nghiệp: “Bom nợ” hiển hiện - Bài 1: Cỗ máy “3 không” hút tiền khủng cho doanh nghiệp
-
2 Thủ tướng đồng ý dừng đầu tư đoạn Hòa Liên - Túy Loan bằng nguồn vốn BT
-
3 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Bộ Chính trị đã cân nhắc kỹ nhân sự "đặc biệt"
-
4 [Infographic] Những nội dung quan trọng của Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
-
5 Xem xét, đề cử nhân sự 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XIII
- Tấm bê tông siêu nhẹ
- Tin tức Viettimes.vn cập nhật tin mới nhất
-
Ngân hàng số Timo nhận hai giải thưởng uy tín từ The Global Economics
-
Khách sạn đầu tiên của Wink Hotels sẽ đi vào hoạt động vào tháng 3/2021
-
Vinamilk “xông đất” 2021 với lô hàng lớn xuất khẩu đi Trung Quốc
-
ELLY được tôn vinh Top 100 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam 2020
-
VGA Awards 2020 vinh danh 17 cá nhân và tập thể xuất sắc
-
PV GAS tài trợ 12 tỷ đồng xây dựng trường học tại Kon Tum