
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa -
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
Trước đó, lãnh đạo Thế Giới Di Động khẳng định nhiều khả năng sẽ giữ nguyên thương hiệu cũ của hệ thống điện máy được mua lại trong thời gian 12-18 tháng, tuy nhiên nhân lực vận hành là của Thế Giới Di Động.
Theo giới chuyên môn, việc gộp 2 thương hiệu này vào làm một, mang tên Điện Máy Xanh là đúng bởi chi phí marketing cho cả hai nhãn sẽ rất tốn kém.
![]() |
Biển hiệu của điện máy Trần Anh đang được các công nhân nhanh chóng thay thế bằng Điện Máy Xanh |
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã việc chấp thuận hủy niêm yết cổ phiếu TAG của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh.
Theo đó, 24.914.991 cổ phiếu TAG, tương đương giá trị cổ phiếu hủy niêm yết (theo mệnh giá) gần 250 tỷ đồng sẽ được giao dịch cuối cùng tại HNX vào ngày 14/9. Đến ngày 17/9, TAG chính thức bị hủy niêm yết.
Lý do Trần Anh hủy niêm yết là nhằm tìm kiếm đối tác chiến lược, tái cơ cấu lại công ty.
Được biết, cổ phiếu TAG bị đưa vào diện bị cảnh báo từ ngày 25/6/2018 do tổng lỗ trong năm 2017 mà Trần Anh ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh gần 63 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến cuối tháng 3/2018 là gần 54 tỷ đồng. Đây là năm lỗ đầu tiên của Trần Anh trong vòng 10 năm qua.
Sang đến quý đầu tiên của niên độ tài chính 2018 – 2019, các chỉ tiêu kinh doanh của Trần Anh vẫn cắm đầu đi xuống. Cụ thể, doanh thu bán hàng đạt 981 tỷ đồng, giảm hơn 7%; giá vốn bán hàng chiếm tới hơn 88% doanh thu khiến lợi nhuận gộp của công ty chỉ còn 107 tỷ đồng, giảm hơn 21% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng lỗ quý đầu tiên trong kỳ kế toán này mà Trần Anh ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh là xấp xỉ 6 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 6/2018, lỗ lũy kế của công ty tiến sát mức 60 tỷ đồng.
Tháng 8 năm ngoái, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di Động (mã chứng khoán MWG) đã hoàn tất thương vụ M&A với công ty Trần Anh với tỷ lệ sở hữu là 99,27%. Sau đó, Hội đồng quản trị Trần Anh đã chính thức thông qua phương án mua lại cổ phiếu từ các cổ đông hiện hữu để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông khi công ty thực hiện hủy niêm yết.
Trên thị trường chứng khoán, TAG gần như mất thanh khoản do cơ cấu cổ đông quá cô đặc. Thị giá dừng ở mức 34.900 đồng/cổ phiếu.

-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa -
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower