
-
Hé lộ những doanh nghiệp lớn trong danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2025 của SCIC
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ
-
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025
![]() |
Dù là tháng Tết, nhưng vẫn có 4 phiên đấu giá diễn ra tại HNX |
Đó là các phiên đấu giá của Công ty TNHH MTV Dệt 19/5 Hà Nội (4/2); 3 doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa là Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Hạ tầng Thanh Hóa (18/2), Công ty TNHH MTV Cấp nước Thanh Hóa (18/2) và CTCP Thương mại Miền núi Thanh Hóa (29/2).
Trong tháng 1/2016, 7 phiên đấu giá cổ phần đã diễn ra, trong đó có 5 phiên IPO của các doanh nghiệp Nhà nước, 1 phiên bán bớt phần vốn góp và 1 phiên bán đấu giá thoái vốn trọn lô
5/7 phiên đã bán hết 100% số cổ phần đưa ra đấu giá, Sở GDCK Hà Nội đã hỗ trợ các doanh nghiệp bán thành công 109,9 triệu cổ phần/116,8 triệu cổ phần chào bán với tổng giá trị cổ phần bán được đạt hơn 1.517 tỷ đồng, cao hơn 23,3 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Trung bình một phiên, tổng giá trị cổ phần thu về đạt 216,7 tỷ đồng.
Trong tháng 1/2016, lần đầu tiên Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức thành công phiên đấu giá thoái vốn trọn lô toàn bộ 85,5 triệu cổ phần Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam - CTCP (Vinamotor) qua Sở GDCK Hà Nội (HNX) với giá đấu thành công là 1.250.515.000.000 đồng.
Đây là phiên đấu giá cổ phần theo lô đầu tiên tại HNX thực hiện theo Quyết định số 41/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đấu giá theo lô trên cơ sở Quyết định số 41/2015/QĐ-TTg có một số điểm khác biệt quan trọng so với phương thức bán đấu giá cổ phần theo lô của Quy chế mẫu thí điểm bán đấu giá cả lô cổ phần của SCIC, đó là Ban chỉ đạo cổ phần hóa và Hội đồng thẩm định phải tổ chức đánh giá năng lực và lựa chọn nhà đầu tư tham gia đấu giá.
Trong tháng đầu tiên của năm 2016, nhà đầu tư tiếp tục có xu hướng quan tâm đến các cổ phiếu được đưa ra đấu giá tại Sở GDCK Hà Nội với tổng khối lượng đặt mua cao gấp 1,8 lần tổng khối lượng chào bán.
Chỉ riêng trong tháng 1, Sở GDCK Hà Nội đã nhận được 358 lượt đăng ký tham dự đấu giá từ các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân. Trung bình một phiên có 51 nhà đầu tư quan tâm, tham gia mua cổ phần đấu giá.
Trong 5 phiên IPO, có 4 phiên đấu giá của các công ty: Chi nhánh Xí nghiệp Môi trường Đô thị Gia Lâm, Công ty TNHH Xây dựng Cấp thoát nước Nghĩa Lộ, Công ty TNHH MTV Đầu tư Việt Hà và Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Hải Dương đã bán hết 100% số cổ phần chào bán, thu về cho Nhà nước hơn 265,1 tỷ đồng.

-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi -
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận -
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây