Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Sẽ có “gói ưu đãi đặc biệt” thu hút nhà đầu tư
Hồng Phúc - 24/11/2020 16:11
 
“Gói ưu đãi đặc biệt” này chỉ là một trong rất nhiều quy định mới trong 3 Luật quan trọng tác động tích cực đến môi trường kinh doanh nói chung và thúc đẩy các thương vụ M&A nói riêng.

“Một điểm đặc biệt quan trọng là Luật sẽ đưa vào khái niệm, tạm gọi là “gói ưu đãi đặc biệt” dành riêng cho từng loại dự án và từng nhà đầu tư. Gói này có một số điểm lưu ý như giới hạn trong lĩnh vực gồm nghiên cứu phát triển, ngành có quy mô vốn đầu tư lớn và đổi mới sáng tạo”, ông Hiếu thông tin và khẳng định, mức ưu đãi đặc biệt ở đây nghĩa là hơn mức bình thường. 

Sự thay đổi trong 3 Luật quan trọng nói trên và thời hạn thay đổi vào đầu năm 2021 dự kiến tác động tích cực cho M&A, tạo ra các cơ hội mới cũng như nâng cấp mức bảo vệ người mua. 

Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, trong xu hướng đầu tư hiện nay, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn hình thức M&A nhiều hơn. M&A giờ đây mang tính hợp tác chiến lược nhiều hơn là thôn tính. 

Ông Hiếu nhận định, “trong 10 năm tới, M&A sẽ thuận lợi hơn về cả mặt chính sách và thị trường”. 

Trong nỗ lực không ngừng nghỉ để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Chính phủ Việt Nam đã đặt cải cách thể chế là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Hàng loạt dự luật liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh đã được sửa đổi, bổ sung.

Từ 01/01/2021, Luật Chứng khoán, Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư sửa đổi sẽ đồng loạt có hiệu lực. 

"Lần đầu tiên trong lịch sử, Luật Chứng khoán, Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư sửa đổi có hiệu lực cùng một ngày. Đây là ba Luật quan trọng, thường xuyên tác động trực tiếp đến môi trường kinh doanh nói chung và hoạt động M&A nói riêng", Phó viện trưởng CIEM nói và đưa ra một số dẫn chứng.

Thứ nhất, nâng cao mức độ bảo vệ cổ đông (ngôn ngữ trong M&A là người mua- PV), với một số cải cách mở rộng phạm vi quyền trong Luật Doanh nghiệp.

Đơn cử, trước đây, cổ đông/nhóm cổ đông có quyền đề cử người tham gia vào Hội đồng quản trị, triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông,…nhưng Luật khi chưa sửa đổi, theo ông Hiếu là “không thực sự hỗ trợ quyền cổ đông khi yêu cầu nhóm cổ đông giữ cổ phần từ 10% trở lên, giữ cổ phần liên tục trong 6 tháng thì mới có thể thực hiện tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp”. 

“6 tháng là khoảng thời gian rất dài và không hợp lý. Vì vậy, Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ đầu năm 2021 sẽ loại bỏ những điều kiện bất hợp lý như trên”, ông Phan Đức Hiếu nói.  

.
Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng CIEM chia sẻ tại Diễn đàn M&A Việt Nam năm 2020.

Thứ hai, một thực trạng diễn ra trong suốt nhiều qua cũng như tốn không ít thời gian bàn luận, phân tích liên quan đến điều kiện đầu tư nói chung và hạn chế sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài nói riêng cũng sẽ được “cởi trói” trong Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán sửa đổi.

Theo đó, Chính phủ cam kết và đang thực hiện là ban hành danh mục theo nguyên tắc loại từ những ngành mà nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư hay hạn chế đầu tư. 

Về ngành hạn chế đầu tư cũng được quy định rất rõ về quyền, phạm vi, hình thức hay tỷ lệ sở hữu.

Luật Chứng khoán cũng sẽ quy định rất rõ về giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hay danh mục điều kiện đầu tư kinh doanh áp dụng riêng với họ, dù đây không phải chủ đề mới. 

Thứ ba, Luật Đầu tư mới cũng được ông Hiếu đánh giá là cơ hội cho M&A nói riêng, dựa trên 2 sự thay đổi.

Bởi, Luật này mở ra cơ hội từ bổ sung thêm lĩnh vực ưu đãi đầu tư, trong đó có sản xuất hàng hoá cung cấp các dịch vụ tham gia chuỗi giá trị, giáo dục đại học, sản xuất trang thiết bị y tế,…

M&A tại thị trường Việt Nam (theo số liệu và dự báo của Baker McKenzie).

 

2016

2017

2018

2019

2020

2021

Tổng giao dịch M&A (tỷ USD)

5,7

6,4

1,9

2,6

1,7

2,8

Tỷ trọng trong tổng giao dịch M&A toàn cầu (%)

0,2

0,2

0,1

0,1

0,1

0,1

Tổng số lượng giao dịch M&A

478

359

122

58

55

98

Số lượng giao dịch nội địa

349

247

84

17

19

47

Số lượng giao dịch xuyên biên giới

129

112

38

41

36

51

“Một điểm đặc biệt quan trọng là Luật sẽ đưa vào khái niệm, tạm gọi là “gói ưu đãi đặc biệt” dành riêng cho từng loại dự án và từng nhà đầu tư. Gói này có một số điểm lưu ý như giới hạn trong lĩnh vực gồm nghiên cứu phát triển, ngành có quy mô vốn đầu tư lớn và đổi mới sáng tạo”, ông Hiếu thông tin và khẳng định, mức ưu đãi đặc biệt ở đây nghĩa là hơn mức bình thường. 

Sự thay đổi trong 3 Luật quan trọng nói trên và thời hạn thay đổi vào đầu năm 2021 dự kiến tác động tích cực cho M&A, tạo ra các cơ hội mới cũng như nâng cấp mức bảo vệ người mua. 

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Nhiều chính sách quan trọng đang mở ra cơ hội mới cho hoạt động M&A tại Việt Nam
Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, hoạt động M&A tại Việt Nam có thể hồi phục từ giữa năm 2021 nhờ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư