Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 07 năm 2024,
Sẽ gia tăng M&A ngành ngân hàng
Thùy Vinh - 07/08/2014 08:41
 
Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) ngành ngân hàng sẽ tăng, nhưng khó có làn sóng M&A giữa ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần nhỏ như lời đồn đại.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
"Nghi án" M&A ngân hàng sẽ lộ sáng vào cuối năm
Khối ngoại rót vốn vào tài chính, y tế và địa ốc
Đối tác ngoại muốn gì ở ngân hàng Việt Nam?
Ngân hàng nội “săn” đối tác ngoại

Việc Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược vào cuối tuần qua khiến nhiều người nghi vấn về việc VNCB sẽ sáp nhập với Vietcombank, nhất là khi thời gian qua, có nhiều lời đồn về một làn sóng M&A giữa ngân hàng quốc doanh và một số ngân hàng cổ phần nhỏ.

   
 

Khó có thể xảy ra việc GPBank bán 100% vốn cho UOB như tin đồn

 

Liên quan đến vấn đề này, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Phước Thanh cho biết, không nói trước được điều này và nếu điều đó xảy ra thì sẽ được tiến hành theo quy định của pháp luật. Việc Vietcombank tham gia VNCB được xem là một bước tiếp theo để tái cơ cấu VNCB. Thời gian qua, NHNN đã cho VNCB tự tái cơ cấu khi có cổ đông lớn tham gia, nhưng đến nay VNCB vẫn bộc lộ những khó khăn nhất định. Vì thế, NHNN đã chỉ đạo Vietcombank hỗ trợ VNCB trong quá trình tái cơ cấu.

“Vietcombank sẽ giúp VNCB cấu trúc lại các hoạt động, xử lý nợ xấu và hỗ trợ thanh khoản nếu VNCB gặp khó khăn. Ngoài ra, Vietcombank sẵn sàng cử người sang VNCB để hỗ trợ trong quản trị rủi ro… Với tiềm lực, kinh nghiệm của Vietcombank, tôi tin rằng, ngân hàng này sẽ từng bước tháo gỡ khó khăn cho VNCB, giúp VNCB vượt qua khó khăn hiện tại”, ông Thanh nói.

Theo đánh giá của một lãnh đạo cấp cao trong ngành ngân hàng, khả năng VNCB về với Vietcombank có thể xảy ra, vì trong điều kiện hiện tại, việc Vietcombank tham gia hỗ trợ một ngân hàng yếu tái cơ cấu không như Vietcombank tham gia GiaDinhBank trước đây (nay được đổi tên thành VietcapitalBank). Bởi chủ trương của NHNN là đẩy mạnh tái cấu trúc và từng bước giảm số lượng ngân hàng bằng cách sáp nhập, hợp nhất ngân hàng nhỏ, yếu kém.

Trên thực tế, mục tiêu của ngành ngân hàng là giảm số lượng xuống còn 20-25 tổ chức tín dụng trong toàn hệ thống, vì thế việc tái cấu trúc sẽ được đẩy mạnh hơn. Tuy nhiên, để đạt được điều này cũng phải có thời gian và đòi hỏi các ngân hàng phải nỗ lực rất lớn trong giai đoạn hậu M&A để tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh.

7 cơ hội lớn cho nhà đầu tư từ cổ phần hóa

7 cơ hội lớn cho nhà đầu tư từ cổ phần hóa

Đón làn sóng M&A thứ hai

Đón làn sóng M&A thứ hai

Sóng M&A chờ gió cổ phần hóa

Sóng M&A chờ gió cổ phần hóa

Đối với làn sóng M&A giữa ngân hàng quốc doanh và một số ngân hàng cổ phần nhỏ như đồn đại thời gian qua, theo phân tích của một chuyên gia lĩnh vực tài chính - ngân hàng, nếu đơn thuần là một ngân hàng cổ phần quy mô lớn thì sẽ khó có thể “ôm” một ngân hàng yếu. Tuy nhiên, ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh có sự chi phối của Nhà nước, khi có chỉ định, thì không có cách nào khác là phải “ôm” thêm một ngân hàng nhỏ, yếu kém.

Thị trường thời gian qua xuất hiện một số thông tin cho rằng, các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh sẵn sàng “ôm” lại một ngân hàng nhỏ, yếu kém, song theo vị lãnh đạo cấp cao trên, điều đó khó xảy ra, nếu không có chỉ định của NHNN. Kể cả việc Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (GPBank) bán 100% vốn cho Ngân hàng UOB (Singapore) như tin đồn cũng khó thành công, bởi UOB hiện niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore, nên các cổ đông sẽ có kiến nghị khi UOB xem xét mua lại một ngân hàng yếu kém của Việt Nam.

TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cho rằng, cái được trong quá trình tái cơ cấu 2 năm qua của ngành ngân hàng là tránh được sự đổ vỡ và từng bước lành mạnh hệ thống, khi kiểm soát và xử lý được khó khăn từ các ngân hàng nhỏ, yếu kém qua M&A.

Trong khi đó, một chuyên gia ngành ngân hàng cho rằng, việc M&A các ngân hàng yếu kém là biện pháp bất khả thi và là cách để mua thời gian, chứ chưa thể nói được điều gì. Sau sáp nhập, liệu các ngân hàng lớn có đảm bảo hoạt động tốt hay cũng bị bết bát vì cứu trợ những ngân hàng nhỏ, yếu kém, nợ xấu tăng cao?

“Nếu con thuyền lớn không phải gánh thêm con thuyền nhỏ bị ‘thủng’ đáy thì khả năng vào bờ và đi tới bến đỗ sẽ tốt hơn. Vì thế, để đẩy mạnh tái cấu trúc ngành ngân hàng, cần một giải pháp mạnh mẽ hơn, thay vì chỉ có M&A”, vị chuyên gia trên nói.

Ngân hàng nhỏ không dễ tìm đối tác M&A

Ngân hàng nhỏ không dễ tìm đối tác M&A

Không nằm trong diện tái cơ cấu bắt buộc, song các nhà băng quy mô vừa và nhỏ vẫn đẩy mạnh tái cơ cấu, để có thể đứng vững trước làn sóng mua bán và sáp nhập (M&A) lan rộng và môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư