-
Khánh Hòa chuyển hơn 26 ha đất trồng lúa để đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Diên Thọ -
Đề xuất quy hoạch và đầu tư xây dựng Quốc lộ 5 đi trên cao -
Khánh Hòa thông qua 10 nghị quyết về lĩnh vực đất đai và đầu tư công -
Bình Định đề nghị bổ sung Khu bến Cảng Phù Mỹ vào Quy hoạch cảng biển quốc gia -
Đơn vị vận chuyển tăng tốc đầu tư hạ tầng -
Đồng Tháp: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt 1,6 tỷ USD
Dự kiến năm 2023, kế hoạch vốn đầu tư công là hơn 700 nghìn tỷ đồng, tăng 140 nghìn tỷ đồng so với năm 2022 và tăng 260 nghìn tỷ đồng so với năm 2021. Làm thế nào để có thể hoàn thành mục tiêu đề ra là vấn đề được báo giới hết sức quan tâm và đặt câu hỏi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay, ngày 3/3.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong những năm vừa qua.
Riêng trong năm 2022, Thủ tướng đã ban hành 3 nghị quyết chuyên đề, 5 công điện, 1 chỉ thị và thành lập 6 tổ công tác để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, do các Phó thủ tướng và Bộ trưởng làm Tổ trưởng. Mặc dù tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đạt 92,97% so với kế hoạch, thấp hơn tỷ lệ giải ngân năm 2021 (95,11%), nhưng theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, giải ngân vốn đầu tư công tính theo số tuyệt đối tăng thêm 120 nghìn tỷ đồng. “Đây là con số rất tích cực”, ông Đông khẳng định.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông. (Ảnh: Nhật Bắc) |
Từ kinh nghiệm của năm 2022, Thứ trưởng cũng nêu lên một số bài học: Thứ nhất là, thực hiện hiệu quả 6 tổ công tác do Thủ tướng thành lập, đôn đốc các bộ, ngành, tháo gỡ các khó khăn. Thứ hai là, chuẩn bị tốt các dự án đầu tư từ khâu phê duyệt, lựa chọn, để khi có vốn giao thì giải ngân được ngay. Thứ ba, tập trung giải quyết các khó khăn liên quan đến thể chế (nếu có) về công tác giải phóng mặt bằng.
Với trách nhiệm đặt ra trong năm 2023 là hết sức nặng nề, nên theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất quyết liệt, ngay từ đầu năm đã tổ chức Hội nghị toàn quốc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Đồng thời Thủ tướng ngay từ mùng 4 Tết đã đi rất nhiều địa phương, thúc đẩy giải ngân, tháo gỡ khó khăn các công trình trọng điểm quốc gia.
Đối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia, hiện nay tất cả các văn bản pháp quy hướng dẫn 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều đẩy nhanh việc phân bổ chi tiết xuống cấp huyện, cấp xã để tổ chức giải ngân.
Một số vấn đề khác cũng được Thứ trưởng Trần Duy Đông lưu ý cần quan tâm là giải quyết các khó khăn về nguyên, vật liệu, điều chỉnh giá, như đất cát san lấp, đặc biệt khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các công trình đường cao tốc Bắc - Nam…
Giải pháp tiếp theo là đôn đốc các nhà thầu bố trí đủ nhân lực, nhân công để đảm bảo tiến độ. “Chúng tôi thấy đối với địa phương nào, đồng chí Chủ tịch tỉnh, Bí thư tỉnh, Trưởng ban quản lý dự án quan tâm sát tiến độ thì giải ngân tốt so với các địa phương khác”, Thứ trưởng cho hay.
Cuối cùng là cần giải quyết vướng mắc liên quan đến ODA. Do tính chất đặc thù là thường kéo dài hơn trong việc điều chỉnh dự án, kế hoạch vay vốn…, nên Thứ trưởng đề nghị các bộ ngành hỗ trợ địa phương, phối hợp với nhà tài trợ để điều chỉnh sớm.
“Chúng tôi cho rằng, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành, tổ công tác… chúng ta sẽ nỗ lực, cố gắng để giải ngân cao nhất số vốn 700 nghìn tỷ đồng. Chúng tôi tin tưởng sẽ làm được. Đây là nỗ lực rất lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế và hỗ trợ các ngành kinh tế khác”, Thứ trưởng Trần Duy Đông khẳng định.
Bổ sung thêm ý kiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, kinh nghiệm nữa là tập trung, có trọng tâm trọng điểm, không dàn trải.
Theo dự kiến ban đầu, nhiệm kỳ 2021 - 2026 có trên 10.000 dự án đầu tư công. Sau đó Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt cắt giảm còn chưa đầy 5.000 dự án.
“Đây là giải pháp rất quan trọng để tập trung giải ngân vốn đầu tư công. Đặc biệt, chúng ta tập trung cho dự án liên kết vùng, tạo ra các không gian phát triển mới, các tuyến đường cao tốc, công trình hạ tầng”, Bộ trưởng Trần Văn Sơn lưu ý.
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra buổi sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, khẩn trương phân bổ chi tiết toàn bộ hoạch vốn ngân sách năm 2023, quản lý chặt chẽ, thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, nhất là các dự án giao thông, làm tổ công tác chuẩn bị đầu tư, tăng cường hoạt động của 6 tổ công tác, giải quyết các khó khăn, vướng mắc ở cơ sở.
-
Khánh Hòa thông qua 10 nghị quyết về lĩnh vực đất đai và đầu tư công -
Bình Định đề nghị bổ sung Khu bến Cảng Phù Mỹ vào Quy hoạch cảng biển quốc gia -
Đơn vị vận chuyển tăng tốc đầu tư hạ tầng -
Đồng Tháp: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt 1,6 tỷ USD -
Sẽ có bước chuyển mình mạnh mẽ về hạ tầng logistics -
EVN là chủ đầu tư dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên -
Logistics Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
- Tổng thầu xây dựng Central được vinh danh trong Bảng xếp hạng PROFIT500
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo