
-
Xu hướng của USD bị chi phối trong nửa cuối năm 2025
-
Khó có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ; Cầu trú ẩn vào vàng giảm
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành
-
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD -
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học
Thông tin tại Hội thảo “Tín dụng ngân hàng thúc đẩy tái cơ cấu ngành NN” hôm nay (30/10), ông Lại Xuân Môn, Chủ tịch Trung ương Hội nông dân Việt Nam, cho hay, tính đến 30/9/2016, tín dụng nông nghiệp đạt trên 925.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18% dư nợ cho vay nền kinh tế. Tỉ lệ nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn 1,53%, thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu toàn nền kinh tế. Tuy vậy, tiếp cận vốn của khu vực này nhìn chung còn khó khăn do có nhiều nút thắt cần tháo gỡ.
![]() |
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú |
Trên thực tế, thời gian qua, NHNN đã tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với tín dụng nông nghiệp, đặc biệt là Nghị định 55, ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều gói tín dụng ưu đãi đối với nhiều lĩnh vực khác nhau như: xuất khẩu nông sản, sau thu hoạch, cho vay đánh đóng tàu, cho vay xây dựng nông thôn mới…
Mặc dù vậy, tín dụng ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của khu vực này. Theo phân tích của TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến ngân hàng e ngại cho vay nông nghiệp. Thứ nhất, tín dụng nông nghiệp tiềm ẩn rủi ro rất cao, chi phí hoạt động lớn, song khách hàng lại đòi hỏi lãi suất cho vay thấp. Thứ hai, các ngân hàng thương mại cổ phần do áp lực lợi nhuận lớn, mạng lưới chi nhánh mỏng… nên vẫn chuộng cho vay các lĩnh vực tỷ suất lợi nhuận cao hơn, tập trung ở các địa bàn thành phố, đô thị, hơn là cho vay nông nghiệp. Thứ ba, các đối tượng vay vốn ở nông thôn thường thiếu tài sản đảm bảo. Ngoài ra, việc thiếu các sản phẩm đặc thù, thủ tục rườm rà, tín dụng đen phát triển, bảo hiểm nông nghiệp vẫn đang trong giai đoạn thí điểm… cũng là những nguyên nhân khiến tín dụng nông nghiệp trong thế “kẹt”.
Trước thực trạng này, đại diện Vụ Chính sách tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho rằng, để tín dụng nông nghiệp tăng trưởng mạnh hơn thời gian tới, trước hết, cần nhất là rà soát và hoàn chỉnh các chính sách về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chủ trương của Chính phủ, chính sách về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn, đặc biệt là chính sách tích tụ ruộng đất. Thứ hai, phải đẩy mạnh việc phát triển thị trường bảo hiểm cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Thứ ba, các bộ ngành và chính quyền địa phương thúc đẩy ký kết hợp đồng liên kết và có chế tài bảo đảm thực hiện hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân để tránh việc phá vỡ hợp đồng.
Về chính sách tín dụng ưu đãi, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, trần lãi suất cho vay 7%/năm đối với khu vực nông nghiệp hiện nay là cố gắng lớn của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, về lâu dài, không thể bao cấp mãi. Điều quan trọng là đồng vốn phải sinh lời có hiệu quả.
Phát biểu bế mạc Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, cơ cấu tín dụng nông nghiệp thời gian tới của NHNN chuyển đổi mạnh mẽ để phù hợp cơ cấu nông nghiệp, với quy hoạch của từng vùng, từng miền, các địa phương. Ngành ngân hàng sẽ tập trung vốn tín dụng với cơ chế chính sách có ưu đãi một cách phù hợp, chứ không tràn lan. Cụ thể, sẽ tập trung vốn ở các lĩnh vực như xuất khẩu nông sản, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm... “Chúng tôi sẽ tập trung vốn, tăng thời hạn, giảm lãi suất cho các đối tượng kể trên”, Phó Thống đốc nói.
Cũng theo Phó Thống đốc, thời gian tới, NHNN vẫn đẩy mạnh cho vay các chuỗi liên kết, cho vay chương trình nông thôn mới, chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, và các chương trình tín dụng đã có. Tuy nhiên, các chính sách cho vay ưu đãi cũng sẽ được thu gọn lại, trên cơ sở chọn lọc.
-
Xu hướng của USD bị chi phối trong nửa cuối năm 2025
-
Khó có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ; Cầu trú ẩn vào vàng giảm
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành
-
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD -
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học -
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ -
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 -
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất -
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội -
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower