-
Tổng công ty Sông Đà hé lộ kế hoạch thoái vốn tại 23 đơn vị thành viên -
Chứng khoán HSC lại họp bất thường bàn chuyện tăng vốn -
Chủ tịch một công ty bất động sản muốn thoái hết vốn -
Phân bón Quốc tế Âu Việt hủy chào bán cho cổ đông, sắp trả cổ tức 30% -
Hậu tăng vốn "khủng", Chứng khoán VIX thêm nghìn tỷ đồng ủy thác đầu tư -
Viconship sắp mua gần 12,77 triệu cổ phiếu Vận tải Biển Vinaship với giá 27.000 đồng/cổ phiếu
Báo cáo tài chính quý II/2022 công ty mẹ của Seaprodex ghi nhận doanh thu đạt 31,42 tỷ đồng, giảm 48,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 19,58 tỷ đồng, giảm 13,9% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 17,6% lên 36,7%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 7,8% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 0,83 tỷ đồng lên 11,53 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 14,3%, tương ứng giảm 2,66 tỷ đồng về 15,92 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 6,8%, tương ứng tăng thêm 0,29 tỷ đồng lên 4,53 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Seaprodex ghi nhận doanh thu đạt 61,25 tỷ đồng, giảm 43,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 35,61 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.
Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh chính của Seaprodex ghi nhận âm 18,1 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 10,4 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 139,3 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 1.187,4 tỷ đồng. Được biết, trong 6 tháng đầu năm dòng tiền tài chính âm do Công ty thực hiện trả cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu.
Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Seaprodex giảm 34,8% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.152,4 tỷ đồng về 2.163,2 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu đầu tư tài chính dài hạn đạt 899,9 tỷ đồng, chiếm 41,6% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn đạt 671 tỷ đồng, chiếm 31% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 499,4 tỷ đồng, chiếm 23,1% tổng tài sản và các tài sản khác.
Điểm đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu năm, tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 70,1% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.171 tỷ đồng về 499,4 tỷ đồng. Như vậy, tài sản trong 6 tháng đầu năm của Seaprodex giảm chủ yếu do giảm lượng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn.
Đối với tài sản dở dang dài hạn, khoản mục này tăng nhẹ 1,3% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 8,6 tỷ đồng lên 671 tỷ đồng. Trong đó, tài sản dở dang dài hạn chủ yếu là 670,7 tỷ đồng quyền sử dụng đất tại số 2-4-6 Đồng khởi, Quận 1, TP. HCM.
Cơ cấu chi phí xay dựng cơ bản dở dang của Seaprodex tới 30/6/2022 (Nguồn: BCTC). |
Hiện tại, Công ty vẫn chưa được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại số 2-4-6 Đồng khởi, Quận 1, TP. HCM để thực hiện triển khai dự án xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ trên khu đất này.
Seaprodex Saigon tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, thành lập năm 1993 với tên gọi Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản TP.HCM, hoạt động là kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản. Từ năm 2015, Ban lãnh đạo Công ty thay đổi định hướng kinh doanh, tập trung vào hoạt động kinh doanh bất động sản, nhằm khai thác nguồn quỹ đất đang quản lý.
Trong 2 năm 2015 - 2016, Seaprodex Saigon ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực, đỉnh điểm là năm 2016 đạt lợi nhuận 83,5 tỷ đồng, tăng 614,5% so với năm 2015. Trong đó, lợi nhuận được đóng góp chủ yếu bởi hoạt động tài chính khi ghi nhận 80,75 tỷ đồng, gồm lãi 47,09 tỷ đồng từ bán cổ phần góp vốn tại đơn vị khác và 33,4 tỷ đồng lãi cho vay. Tuy nhiên, các năm tiếp theo, tình hình kinh doanh của Công ty liên tục lao dốc, lợi nhuận 3 năm gần nhất đều dưới 100 triệu đồng.
Năm 2022, Seaprodex Saigon lên kế hoạch phát triển 3 nhóm dự án mà Công ty đang sở hữu. Trong đó, dự án Centa Park (khu phức hợp chung cư và thương mại dịch vụ) tại số 678 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình đang hoàn thiện thủ tục pháp lý để thi công phần thân công trình; các mặt bằng tại số 665-667 Lò gốm, 1534 Võ Văn Kiệt, khu đất tại Phú Viễn và 87 Hàm Nghi tiếp tục khai thác, hợp tác kinh doanh trong khi chờ triển khai dự án; dự án tại số 6 Phạm Phú Thứ, phường 6, quận Tân Bình đã thực hiện việc góp vốn hợp tác đầu tư với đối tác, tổng số tiền là 731 tỷ đồng.
Trong các dự án trên, đáng chú ý nhất là Centa Park có quy mô 2,2 ha, hơn 1.500 căn hộ và nằm ở vị trí 4 mặt tiền: đường Âu Cơ, Đồng Đen, Thoại Ngọc Hầu và Bàu Cát 8. Khu đất này từng là kho bãi của Seaprodex Saigon, đến năm 2016 được UBND TP.HCM chấp thuận cho đầu tư dự án bất động sản. Mặc dù được quảng bá và mở bán từ năm 2017, nhưng dự án tới nay vẫn chưa được triển khai.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/7, cổ phiếu SEA đóng cửa giá tham chiếu 22.900 đồng/cổ phiếu.
-
Chứng khoán HSC lại họp bất thường bàn chuyện tăng vốn -
Vinaruco lỗ trong quý III/2024 khi chưa ký được hợp đồng cho thuê đất khu công nghiệp mới -
Cổ đông lớn nhất Tổng công ty Sông Hồng bị buộc bỏ toàn bộ quyền biểu quyết -
Gemadept đầu tư cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 3 với công suất 650.000 TEU/năm -
Chủ tịch một công ty bất động sản muốn thoái hết vốn -
Phân bón Quốc tế Âu Việt hủy chào bán cho cổ đông, sắp trả cổ tức 30% -
Công trình đường sắt thoái 23,2% vốn tại Đá Hoàng Mai
- Generali gia tăng hiện diện tại thị trường Việt Nam với cột mốc 100 văn phòng trên toàn quốc
- GELEX: Mục tiêu đào tạo gắn bó chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh
- JSC được vinh danh Doanh nghiệp xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội