Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 22 tháng 12 năm 2024,
Sếp ngân hàng mất ngủ với mối lo rủi ro nợ xấu
Vân Linh - 22/10/2014 14:23
 
Nợ xấu tăng nhanh kể từ tháng 6/2014, khi các NHTM phải áp dụng quy định mới về phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo Thông tư 09/2014/TT-NHNN, khiến kế hoạch lợi nhuận của nhiều nhà băng được dự báo sẽ khó hoàn thành.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Xử lý nợ xấu phụ thuộc nhiều vào thị trường mua - bán
Không thể xử nhanh nợ xấu khi thiếu tiền mặt
Tiền ngân hàng "chôn sâu" dưới vườn Thạch Thất, đất Đông Anh
Lật tung "tử huyệt" được giấu kín trong ngân hàng
Thống đốc chỉ cách “thổi bay” nợ xấu ngay lập tức
Xử lý nợ xấu: Góc nhìn thực tế
   
 

Những hợp đồng tín dụng nhỏ cũng được lãnh đạo ngân hàng soi xét kỹ (Ảnh minh họa)

 

Cân, đo, đong, đếm

Tổng giám đốc (CEO) một ngân hàng chia sẻ, chưa bao giờ ngành kinh doanh vốn lại khó khăn như hiện nay. Ông luôn phải đặt lên bàn cân để “cân, đo, đong, đếm” giữa tỷ lệ tăng trưởng và rủi ro nợ xấu. Không cân nhắc kỹ mà đẩy mạnh vốn cho vay trong lúc này, ngân hàng chưa chắc đã thu được lợi nhuận. Thậm chí, nếu không thận trọng và kiểm soát được chất lượng tín dụng, lợi nhuận có thể không còn vì phải trích dự phòng rủi ro cao.

Vị CEO trên cho hay, 9 tháng đầu năm, ngân hàng đạt hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế so với kế hoạch cả năm là gần 2.000 tỷ đồng trên vốn điều lệ hơn 12.000 tỷ đồng. 3 tháng còn lại, kỳ vọng tín dụng cải thiện đột biến là rất khó, trong bối cảnh nợ xấu tăng và trích dự phòng rủi ro dồn vào cuối năm. Hiện quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng là 7.000 tỷ đồng.

 “Chúng tôi phải họp Hội đồng tín dụng liên tục nhằm tìm kiếm những giải pháp tốt nhất để tăng trưởng khách hàng và dư nợ tín dụng, song đến nay, tăng trưởng tín dụng mới chỉ thoát khỏi tình trạng âm. Một phần, khách hàng tốt đang được nhiều ngân hàng săn lùng. Mặt khác, để có được khách hàng tốt, lãi suất đòi hỏi giảm nhiều nên ngân hàng phải cân nhắc”, CEO ngân hàng trên nói.

Người vừa lên nắm quyền CEO Kienlongbank, ông Võ Văn Châu cho rằng, áp lực đối với người điều hành ngân hàng trong tình hình kinh tế và thị trường hiện nay là không nhỏ. Đáng chú ý, khi tín dụng khó tăng trưởng, nợ xấu lại tăng nhanh. Tuy nhiên, dù trong bối cảnh thị trường nào thì CEO ngân hàng đều phải thích ứng để cùng toàn thể cán bộ, nhân viên đem lại kết quả hoạt động tốt.

“Sau 5 năm, tôi trở lại vị trí CEO của ngân hàng, nhiều người thắc mắc vì sao lại chọn cho mình áp lực khi tình hình kinh doanh ngân hàng đang đối mặt với không ít thách thức, nhưng lương duyên với nghề và nghiệp chưa dứt nên tôi sẵn sàng quay lại để tiếp tục thử sức mình”, ông Châu nói và cho biết, dù thị trường khó khăn và sức mua chưa cải thiện nhiều khiến tín dụng khó tăng, nhưng với Kienlongbank, do quy mô còn ở tầm trung và tín dụng tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn khu vực miền Tây, Đồng bằng sông Cửu Long nên nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 3%. Vì thế, với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đưa ra cho năm nay ở mức 419 tỷ đồng, Kienlongbank tự tin đang đi đúng hướng khi 6 tháng đầu năm hoàn thành hơn 50% chỉ tiêu. 

Tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng cho hay, nợ xấu của OCB ngày càng giảm xa so với mức trung bình của thị trường. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn là mối lo của các ngân hàng và lợi nhuận hiện nay phụ thuộc vào công tác xử lý nợ. Xử lý được nợ xấu sẽ giảm được trích lập dự phòng rủi ro cao. 

Thường xuyên thiếu giờ ngủ

Tổng giám đốc một ngân hàng khác “than” rằng, chưa bao giờ làm lãnh đạo nhà băng lại vất vả như 2 năm trở lại đây.

“Tôi thường xuyên thiếu giờ ngủ, kể cả giờ ăn và không còn thời gian để chăm lo cho gia đình. Không chỉ với hợp đồng tín dụng lớn, mà ngay cả những hợp đồng tín dụng nhỏ mình cũng phải soi xét kỹ trước khi đặt bút ký. Ký xong rồi cũng chưa thể ngủ yên, nếu cán bộ tín dụng bên dưới không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn thì DN rất dễ dùng tiền cho mục đích khác, có thể đem trả nợ cũ”, ông nói.

Theo vị tổng giám đốc trên, năm nay, ngân hàng không kỳ vọng mục tiêu lợi nhuận, dù kế hoạch đưa ra không cao hơn năm trước (500 tỷ đồng trước thuế). 6 tháng đầu năm, lợi nhuận thu về đạt hơn 50% kế hoạch năm, song dự phòng năm nay tăng mạnh kể từ tháng 6 nên ngân hàng dự kiến sẽ điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiêu 5% cổ tức.

Thực tế, ngay cả với ngân hàng có nền tảng tốt và tín dụng, lợi nhuận tăng trưởng khá như Sacombank, Techcombank, Maritime Bank, DongA Bank, ABBank trong những năm qua cũng luôn phải đề phòng với nguy cơ nợ xấu tăng và tình trạng xử lý nợ khó khăn.

Ông Đỗ Tuấn Anh, quyền Tổng giám đốc Techcombank cho biết, Ngân hàng đang cố gắng hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 1.181 tỷ đồng của năm nay. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn vẫn là làm thế nào để kiểm soát được nợ xấu và trích dự phòng đầy đủ nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động, dù phải hy sinh lợi nhuận. 

Tổng giám đốc Sacombank, ông Phan Huy Khang cho rằng, với các quy định phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro mới, Ngân hàng thận trọng hơn khi trao vốn cho khách hàng. Sacombank đưa ra chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng và kiểm soát nợ xấu, vì thế, cán bộ các chi nhánh của Ngân hàng không dám mạnh tay đẩy vốn khi không thực sự kiểm soát được rủi ro. Tuy nhiên, Ngân hàng tự tin đạt được chỉ tiêu 3.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm nay.  

Phải kiểm soát được tốc độ nợ xấu phát sinh

Phải kiểm soát được tốc độ nợ xấu phát sinh

() Tăng cường kiểm soát nợ công, tích cực xử lý nợ xấu là những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm. Theo TS. Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, điều quan trọng là phải làm thế nào kiểm soát được tốc độ nợ xấu phát sinh chậm hơn tốc độ xử lý nợ xấu của ngân hàng.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư