Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 08 tháng 01 năm 2025,
Sếp Saigon Co.op: Giá trị thương hiệu Auchan trên thị trường toàn cầu rất lớn, nhưng ở Việt Nam thì không
Anh Hoa - 07/08/2019 14:11
 
Sau nhiều lần thay đổi nhận diện thương hiệu từ S.Mart thành Simply rồi Auchan, thương hiệu này vẫn không cải thiện được doanh thu mà còn cuốn vào vòng xoáy thua lỗ. Saigon Co.op muốn thoát khỏi sự rủi ro này.

Có mặt tại Diễn đàn M&A với chủ đề “Thay đổi để bứt phá”, ông Nguyễn Anh Đức, Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op chia sẻ về sự kỳ vọng như thế nào vào thương vụ Auchan trong khi chỉ được sử dụng thương hiệu của nhà bán lẻ Pháp này một thời gian?  

Theo ông, Saigon Co.op không coi đây là một thương vụ M&A, mà gọi là chuyển giao hoạt động.

Thực tế, với thương vụ này cách tiếp cận hợp tác cũng khác với các đơn vị khác. Auchan có giá trị thương hiệu rất lớn trên thế giới và mô hình bán lẻ của họ rất tốt, nhà bán lẻ Việt Nam tiếp cận chuyển giao thương hiệu này với một sự tôn trọng rất lớn đối với đối tác, với đề nghị duy trì hình ảnh thương hiệu ở một thời lượng nhất định.

“Chúng tôi cũng biết được lý do vì sao họ rời thị trường Việt Nam và cũng tiếp nhận được nhiều giá trị tích cực của thương hiệu này. Đây là thương vụ chuyển nhượng thương hiệu khá khác biệt trên thị trường. Auchan sẽ cộng thêm giá trị cho Saigon Co.op”, ông Đức chia sẻ,

Cụ thể, trong vụ chuyển nhượng này, Saigon Co.op có một công thức là 2-2-2-2. Con số 2 đầu tiên là tiếp cận hợp tác trong 2 tuần, các số con lại là con số tính toán giá trị thương hiệu cho hợp tác sau này.

Việc bỏ tên Auchan theo ông Đức có thể mất cái tên đó nhưng giá trị cấu thành nên Auchan vẫn còn. Ai cũng biết giá trị thương hiệu Auchan trên thị trường toàn cầu rất lớn, nhưng ở Việt Nam thì không. Tuy nhiên, cái mà Saigon Co.op giữ lại cấu thành nên thương hiệu.

Cuối tháng 6 vừa qua, Saigon Co.op chính thức nhận chuyển nhượng lại toàn bộ 15 cửa hàng của Auchan tại Việt Nam sau nửa tháng thương thảo. Điều này sẽ giúp Saigon Co.op sớm cán đích mục tiêu 1.000 điểm bán, hiện công ty đã có gần 800 điểm bán.

Auchan đang sở hữu những vị trí đắc địa với nhiều diện tích khác nhau cùng hơn 200.000 khách hàng thành viên. Mỗi diện tích và vị trí khác nhau, công ty sẽ thay đổi bằng mô hình hệ thống siêu thị, cửa hàng tương ứng của Saigon Co.op. Riêng với 3 siêu thị đang hoạt động, công ty sẽ duy trì thương hiệu Auchan cho đến hết tháng 2/2020.

Auchan Retail có mặt tại Việt Nam năm 2015, chọn cách bắt tay với các doanh nghiệp, tập đoàn bất động sản lớn để hợp tác xây dựng siêu thị ngay chính chung cư của chủ đầu tư, nơi tập trung dân cư đông đúc, thu nhập tầm trung và ổn định. Cũng chính vì thấy tiềm năng lớn nên Auchan từng lên kế hoạch đầu tư 500 triệu USD vào thị trường bán lẻ Việt Nam. 

Theo các chuyên gia, dù là tên tuổi lớn trên thế giới, có quy trình kinh doanh bài bản, Auchan chuyển mình chưa đúng với thị hiếu và “khẩu vị” của khách hàng Việt. Sản phẩm bán tại Auchan thiếu đa dạng trong khi giá cao hơn nhiều so với các hệ thống khác nên khó cạnh tranh.

Sau nhiều lần thay đổi nhận diện thương hiệu từ S.Mart thành Simply rồi Auchan, thương hiệu này vẫn không cải thiện được doanh thu mà còn cuốn vào vòng xoáy thua lỗ

Vì rào cản, Saigon Co.op chấp nhận Big C thuộc về Central Group
Central Group và Nguyễn Kim đã thâu tóm được thống Big C Việt Nam với tổng giá trị giao dịch lên tới 920 triệu Euro (1,05 tỷ USD).
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư