
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
Thói quen “tiền trao, cháo múc”
Quy trình giao nhận phổ biến là chủ cửa hàng chuyển hàng hóa cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển. Hàng sẽ được giao cho khách trong vòng 24 giờ ở nội thành và lâu hơn nếu khách hàng ở các tỉnh khác.
Trong khoảng một tuần, chủ cửa hàng sẽ nhận được tiền hàng từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận. Vì, đa phần khách hàng trả bằng tiền mặt. Các chủ hàng rất ghét cách làm này vì thói quen “tiền trao, cháo múc” đã ăn sâu vào cách kinh doanh truyền thống.
![]() |
Nhà sáng lập ShipS Nguyễn Tuấn Minh |
Liệu có giải pháp nào giúp khách hàng nhận hàng và chủ cửa hàng nhận tiền cùng trong ngày? Theo quy trình thông thường, chỉ có đội ngũ giao hàng, hay còn gọi là các shipper trả lời được.
Nhưng, ShipS trả lời là có. Khi có đơn hàng phát sinh, shipper sẽ đến cửa hàng và ứng 100% giá trị đơn hàng cho chủ cửa hàng. Sau đó, họ sẽ giao cho khách hàng và nhận lại tiền món hàng và phí vận chuyển.
Do người chuyển hàng đã ứng tiền cho chủ hàng, nên vô hình trung, họ có thái độ chuyên nghiệp khi giao hàng, làm việc với khách hàng, vì nếu không, có thể đơn hàng sẽ bị trả về. Đồng thời, các shipper cũng sẽ đi giao với tinh thần “máu lửa” hơn để mau thu hồi vốn.
Trong chu trình này, ShipS đóng vai trò là kết nối các shipper và các chủ cửa hàng. Thông qua ShipS, chủ cửa hàng sẽ biết được các shipper gần cửa hàng mình, cũng như đánh giá tính chuyên nghiệp của họ. Theo thống kê từ hệ thống của ShipS, tỷ lệ đơn hàng trả về hiện dưới 5% và Công ty đang cố gắng giảm tỷ lệ này.
Tương tự, ShipS cung cấp cho các những người chuyển hàng, mà đa số là sinh viên, người lái xe ôm, các địa chỉ cần chuyển hàng để họ có thể cải thiện thêm thu nhập của mình.
Hiện ứng dụng ShipS đã có mặt trên hệ điều hành Android và iOS và hoàn toàn miễn phí. Tân binh này thực sự đang “phá rối” những cách làm truyền thống.
“ShipS ra mắt hồi tháng 11/2015 ở Hà Nội. Sau 1 tháng ra, đã có hơn 1.000 thành viên và hơn 200 cửa hàng kinh doanh tham gia”, ông Nguyễn Tuấn Minh, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của ShipS cho biết.
Theo kế hoạch, đầu tháng 4 này, ShipS sẽ triển khai dịch vụ ở TP.HCM.
Hạnh phúc vì tạo nên sự thay đổi
Ông Nguyễn Tuấn Minh sinh năm 1979, tốt nghiệp thạc sỹ Trường Đại hoc La Vallée (Pháp) ngành Business intelligence (tạm dịch là trí tuệ kinh doanh).
Trước khi thành lập ShipS, ông Minh từng làm việc ở VC Corp., FPT, Viettel… Ông là người đặt nền móng cho website tra từ điển của VC Corp. năm 2007.
Với kinh nghiệm làm việc ở các công ty công nghệ lớn, ông Minh thừa hiểu, điều đầu tiên phải làm khi muốn khởi nghiệp là xác định rõ mình là ai, thị trường ở đâu và làm thật nhanh với bộ máy tinh gọn nhất có thể. Đây là lý do đến nay, Công ty chỉ có 4 nhân sự đảm trách khâu vận hành và sẽ mở rộng theo nhu cầu kinh doanh.
Hiện nay, ShipS là đơn vị giao nhận đầu tiên trên thị trường đi theo hướng không chiếm dụng vốn của chủ cửa hàng. Việc chuyển quyền lợi về chủ cửa hàng và các shipper là yếu tố quan trọng giúp ShipS được chấp nhận và phổ biến khá nhanh.
Dự kiến, tháng 7/2016, ShipS sẽ tiến hành thu phí 1.000 đồng trên mỗi đơn hàng từ các shipper. Ông Minh nói, đối với những người làm vận chuyển chuyên nghiệp, đây là mức phí chấp nhận được đối với họ.
Theo khảo sát của ShipS, ước tính ở thị trường Hà Nội và TP.HCM có gần 1 triệu cửa hàng kinh doanh trực tuyến. Bình quân mỗi ngày, một cửa hàng có thể có từ 3 đến 5 đơn hàng phát sinh.
“Với 1% thị phần, doanh thu ShipS là 30 đến 50 triệu đồng/ngày”, ông Minh tính toán.
Dĩ nhiên, không phải mọi việc chỉ có màu hồng. Có hai vấn đề ShipS phải quan tâm. Thứ nhất, chi phí trích ra để xử lý các rủi ro là bao nhiêu so với tổng doanh thu. Thứ hai, mô hình ShipS không quá khó để sao chép, đâu là sự khác biệt của Công ty?
“Đúng là có tình trạng lừa đảo giữa chủ cửa hàng với shipper và ngược lại. Tuy nhiên, tỷ lệ rất thấp vì chúng tôi tận dụng đội ngũ shipper ở địa phương để xác thực hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Do vậy, chi phí xử lý không đáng kể”, ông Minh nói.
Để quản lý shipper, khi họ muốn tham gia hệ thống, ShipS yêu cầu một số điều kiện như nộp bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu, bằng lái xe…
Còn yếu tố thứ hai, ông Minh thừa nhận là có và Công ty đang cố gắng phát triển nhanh nhất để dành vị trí dẫn đầu trên thị trường.
“Khởi nghiệp luôn nhiều rủi ro, không ai nói trước được việc gì. Mục tiêu của tôi khi khởi nghiệp là tạo một sự thay đổi trong việc giao nhận hiện nay. Nếu ShipS chẳng may thua cuộc, thì chúng tôi cũng là cái tên được ghi nhận đã tạo nên sự thay đổi đó. Đó là điều hạnh phúc nhất của những người làm sản phẩm”, ông Minh không ngần ngại chia sẻ.

-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp -
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế