-
Lo ngại ách tắc giao thông, doanh nghiệp cung ứng hàng Tết tìm kiếm giải pháp -
Doanh nghiệp né rủi ro thị trường xuất khẩu -
Xuất khẩu sang châu Mỹ thắng lớn -
Xuất khẩu cao su lập kỷ lục thu 3,4 tỷ USD, triển vọng năm 2025 vẫn tích cực -
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu? -
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường
TIN LIÊN QUAN | |
Đắk Nông đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch | |
SunSpa Resort lên đời 5 sao | |
Hàn Quốc hoàn thuế GTGT cho khách nước ngoài | |
7 lầm tưởng về việc đi du lịch |
Xét về lượng khách du lịch hàng năm đến Singapore, Việt Nam đứng thứ 13 trong số các thị trường có du khách đến thăm Quốc đảo này. Trong vòng vài năm trở lại đây, số lượng du khách Việt Nam sang Singapore tăng trung bình 10%/năm. Cụ thể, năm 2012, có tổng cộng 336.000 lượt khách du lịch Việt Nam đến Singapore, năm 2013, đã tăng lên 380.000 và dự tính năm nay, con số này sẽ vượt mức 400.000 lượt.
Suntec City là một trong những trung tâm mua sắm lớn tại Singapore |
Theo thông báo mới đây của Tổng cục Du lịch Singapore (STB), trong quý I/2014, số lượng khách du lịch Việt Nam đến thăm Singapore tăng 13% so với quý I/2013, đứng thứ hai về tốc độ tăng trưởng, chỉ sau Hàn Quốc (với mức tăng 17%).
Ông Glenn Koh, Trưởng đại diện của Văn phòng STB tại Việt Nam nhận định, với dân số hơn 90 triệu người, Việt Nam là thị trường khách du lịch đầy triển vọng của Singapore. “Việc thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam ngày càng tăng, số người thuộc tầng lớp trung lưu đang có xu hướng tăng mạnh… là cơ sở để STB tin tưởng ngày càng có nhiều du khách Việt Nam chọn Singapore là điểm đến để trải nghiệm những điều mới mẻ khi đi du lịch nước ngoài”, ông Glenn Koh nói.
Ngoài việc luôn “làm mới” mình để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch thường xuyên, Singapore còn đầu tư xây dựng thêm nhiều điểm du lịch mới, như River Safari, Gardens by the Bay, cùng khu vui chơi giải trí S.E.A Aquarium ở Sentosa (khách có thể bơi lội với cá heo…) để thu hút du khách.
Điều này đồng nghĩa với việc đến Singapore, du khách có thể thực hiện tất cả các nhu cầu của mình, bao gồm mua sắm, ẩm thực, tham quan và giải trí. Hơn hết, việc liên tục nâng cấp và xây mới các địa điểm tham quan giúp ngành du lịch nước này giới thiệu đến du khách những hoạt động vui chơi, giải trí mới, phong phú và hấp dẫn.
Tính tới thời điểm hiện tại, hàng tuần, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air Singapore Airlines, Jetstar, Tiger Air, Lion Air khai thác tổng cộng 128 chuyến bay trực tiếp nối Singapore với 3 thành phố lớn nhất Việt Nam (là Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng). Với 1.294 dự án đầu tư vào Việt Nam, có tổng vốn đăng ký hơn 30,6 tỷ USD (tính đến hết ngày 20/7/2014), Singapore là nhà đầu tư lớn thứ ba trong số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc đầu tư để phát triển du lịch giữa Việt Nam và Singapore được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng.
Có thể nêu ra ở đây một ví dụ cụ thể. Năm 2010, Công ty TNHH một thành viên Cảng Đà Nẵng (DNP) đã ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác du lịch với Trung tâm Tàu du lịch biển Singapore (SCCPL), với hy vọng đưa Đà Nẵng thành điểm đến hàng đầu cho các tàu du lịch cũng như du khách Singapore và quốc tế.
Tại thời điểm đó, ông Chua Taik Him, Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp quốc tế Singapore (IE Singapore) nhận định, là một trong những nhà khai thác bến tàu du lịch lớn nhất thế giới, SCCPL sẽ góp phần vào việc phát triển Đà Nẵng thành một trung tâm du lịch quốc tế.
Tuy nhiên, như lãnh đạo DNP thừa nhận, từ khi ký kết MOU đến nay, DNP chưa nhận được sự hỗ trợ nào từ SCCPL để thúc đẩy phát triển du lịch qua đường thủy.
Được biết, Cảng Đà Nẵng là cảng hàng đầu tại miền Trung Việt Nam, với vị trí chiến lược giữa Singapore và khu vực Bắc Á, gắn liền với những điểm đến, di sản nổi tiếng như Bảo tàng Chăm, tháp Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, cố đô Huế, động Phong Nha- Kẻ Bàng… có nhiều tiềm năng thu hút du khách nước ngoài. Nếu có sự hỗ trợ tích cực của SCCPL, việc khai thác cảng biển Đà Nẵng chắc chắn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Việt Nam - Singapore: Một hình mẫu quan hệ đối tác () 49 năm Quốc khánh Singapore (9/8/1965 - 9/8/2014) cũng đúng dịp Việt Nam và Singapore kỷ niệm 41 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1/8/1973 - 1/8/2014). Đây là cơ hội để hai nước nhìn lại, đồng thời thúc đẩy hơn nữa quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai quốc gia. |
Hải Hà
-
Xuất khẩu cao su lập kỷ lục thu 3,4 tỷ USD, triển vọng năm 2025 vẫn tích cực -
Quảng Ninh kích cầu tiêu dùng những ngày đầu năm 2025 -
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng mạnh -
Cơ hội thưởng thức bò Wagyu "sang chảnh" với giá thành phải chăng -
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu? -
Xăng tăng giá lần thứ 3 liên tiếp từ đầu năm 2025 -
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng